Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở nước ta ngày càng hoàn thiện. Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nếu so với thời gian 40 năm trước đó (1945-1985), thì trong gần 20 năm qua, số văn bản luật và pháp lệnh lớn hơn 40 năm cộng lại. Pháp luật đã không ngừng được phát triển và hoàn thiện, thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật. Tuy vậy, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều hạn chế và chính sự hạn chế này làm giảm hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống, ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật. Các văn bản pháp luật đều có khiếm khuyết chung như: thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu. Đã vậy, trong một thời gian dài, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, trong thực tế có tình trạng khó phân biệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. Hệ thống pháp luật như vậy làm cho ngay cả những cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi pháp luật cũng gặp khó khăn. Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong cuộc sống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [21].

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS chính là “hành lang” pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Các văn bản của Đảng và Nhà nước về PBGDPL cho sinh viên người DTTS đã tạo cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của

viên người DTTS. Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS thiếu đồng bộ, chồng chéo hoặc bỏ trống thì việc triển khai các hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS sẽ bị động, lúng túng và thiếu sự ổn định. Ngược lại, các quy định của pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được hoàn thiện đồng nghĩa với vị trí công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS được khẳng định, chất lượng QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)