Tiểu kết chương
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, yêu cầu quan điểm chỉ đạo về xây dựng và thi hành pháp luật nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm xây dựng và ban hành các QPPL đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Trước mắt, khắc phục những bất cập của một số văn bản QPPL qui định còn chung chung, thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi, tính ổn định của hệ thống quy phạm (văn bản Luật thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung)… Mặt khác, nhiều nội dung pháp luật qui định
còn khô khan; hình thức, biện pháp PBGDPL trên thực tế đa số chưa được “mềm hóa” để thu hút sự quan tâm của sinh viên người DTTS nên đã làm giảm hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khâu thực thi pháp luật. Do đó, phải tăng cường công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ những văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực để đáp ứng yêu cầu của QLNN về PBGDPL, xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng chéo, mâu thuẫn, được xã hội chấp nhận, thừa nhận và tuân thủ, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Kế thừa những thành tự về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong những năm qua, đã điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sinh viên người DTTS, góp phần vào việc ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế và quan trọng nhất là tạo tiền đề cho việc xây dựng nhà nước quản lý bằng pháp luật… Song cần nghiên cứu ban hành các văn bản QPPL quy định chế tài mang tính chất bắt buộc, biện pháp mạnh mẽ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ PBGDPL cho sinh viên người DTTS và quy định về các hình thức xử lý đối với các cá nhân, cơ quan, đơn vị không thực hiện nhiệm vụ PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Tổ chức rà soát các văn bản hiện hành của tỉnh liên quan đến công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS do HĐND, UBND tỉnh ban hành; phân loại, lập danh mục các văn bản còn phù hợp để tiếp tục thực hiện; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp. Trên cơ sở đó xây dựng, ban hành mới các văn bản để triển khai thi hành Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn về công tác PBGDPL phù hợp với các đối tượng trên địa bàn tỉnh, nhất là sinh viên và sinh viên người DTTS đang theo học các trường cao đẳng, đại học. Qui định trách nhiệm về tăng cường cơ chế phối hợp trong hoạt động PBGDPL của Hội đồng các cấp, các ngành và giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, trường học. Sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của HĐPH PBGDPL theo hướng nâng cao trách nhiệm hoạt động của các thành viên Hội đồng và tăng cường trách nhiệm của ngành Tư pháp,
ngành Giáo dục đào tạo trong việc thực hiện vai trò cơ quan Thường trực HĐPH công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS.