sinh viên người dân tộc thiểu số
Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là hệ thống thực hiện mọi hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong phạm vi cả nước.
Đối tượng của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
Một là, Hội đồng phối hợp PBGDPL
Theo điều Điều 7 của Luật PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL được thành lập ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; và Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp. Theo Điều 1, Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL thì Hội đồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ, là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương về công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ, HĐPH PBGDPL có nhiệm vụ đề ra kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và địa phương thực hiện PBGDPL; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác PBGDPL trên phạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ [3].
Hai là, đội ngũ làm công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở.
Báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS: là cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng truyền đạt; có bằng tốt nghiệp Đại học Luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất 2 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất 3 năm. Báo cáo viên pháp luật phải được cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định công nhận. Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS : là người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật, được xem xét để công nhận là Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở cơ sở. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định công nhận Tuyên truyền viên pháp luật.
Đội ngũ làm công tác PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên và thành viên các tổ hòa giải ở cơ sở đều phải thực hiện các nhiệm vụ được HĐPH PBGDPL ở mỗi cấp phân công, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương của cấp đó, cụ thể: - Tham gia vào một ban hoặc một lĩnh vực công tác của HĐPH PBGDPL phân
công.
- Tham dự các phiên họp của HĐPH PBGDPL. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL; đồng thời cử người tham dự phiên họp, gửi
ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo;
- Đề xuất với Hội đồng phối hợp PBGDPL, với các ban của Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL cho sinh viên người DTTS; đề nghị Hội đồng phối hợp PBGDPL, các ban của Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS ở các cơ sở giáo
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị được phân công phụ trách về việc thực hiện kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS của Chính phủ, của Hội đồng và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL, Trưởng ban mà mình là thành viên;
- Được cung cấp các tài liệu PBGDPL cho sinh viên người DTTS.