Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

1.3.1. Sự cần thiết đối với quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

Đối với hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng luôn có mục tiêu hoạt động của mình. Trong quá trình phát triển để đạt được mục tiêu ấy, rất có thể sẽ xảy ra những hoạt động đi chệch hướng, gây hậu quả đáng tiếc. Hoạt động QLNN về giáo dục sẽ giúp cho hoạt động của cả hệ thống giáo dục nhất là giáo dục tiểu học đạt hiệu quả chất lượng cao. Nhằm quản lý tốt các hoạt động giáo dục tiểu học, Nhà nước nhất thiết phải đề ra những quy định điều chỉnh ở mức độ phù hợp. Tầm quan trọng của giáo dục tiểu học không ai có thể không ghi nhận, nó có tầm quan trọng mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển của đất nước. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chính sách đầu tư xứng đáng cho giáo dục tiểu học.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước giàu mạnh. Nền giáo dục trong guồng quay ấy sẽ xuất hiện những ảnh hưởng nhất định. QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng sẽ giúp cho sự phát triển của GD&ĐT đi đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Lĩnh vực GD&ĐT bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể bởi các cơ quan quản lý khác nhau, được phân công phụ trách theo nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng kèm theo. Tuy nhiên vẫn tồn tại những công tác còn chồng chéo, trùng lặp

trong việc giải quyết các công tác liên quan. Do đó cần sự quản lý của nhà nước để hoạt động GD&ĐT đi vào kỷ cương, và tuân thủ trật tự đề ra.

GD&ĐT luôn hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục là phương thức để thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng này. Giáo dục giúp nâng cao năng suất lao động của không chỉ các cá nhân mà cả tập thể bằng cách truyền đạt những kiến thức của thế hệ trước dành cho thế hệ sau. Chỉ có những học sinh có kiến thức đầy đủ, vững chắc nhất ở bậc tiểu học mới có thể tiếp cận có hiệu quả những kiến thức mới ở bậc học sau này, và trở thành những nhân tài của đất nước. Những thành tựu của giáo dục tiểu học đã chứng minh cho việc QLNN về giáo dục tiểu học đã có những hướng đi đúng. Do đó, QLNN về giáo dục tiểu học là một đòi hỏi cấp thiết cần thực hiện. Giáo dục tiểu học cũng như các hoạt động xã hội, giáo dục khác cần được nhà nước điều chỉnh, quản lý. Sự quản lý này nếu không thống nhất đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở thì sẽ không huy động được sự tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp xã hội cùng phát triển giáo dục tiểu học.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, do có sự phân hóa xã hội nên bao giờ cũng có sự phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, các khu vực. Chính lý do này sự QLNN về giáo dục là điều cần thiết để đảm bảo cho sự công bằng về cơ hội học tập cho mọi người dân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hay địa phương sinh sống, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tạo điều kiện cho mọi người đều có điều kiện tham gia vào quá trình giáo dục.

Nhà nước là chủ thể của quản lý nhà nước về GD&ĐT với hệ thống các cơ quan quyền lực mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN về

các cơ sở giáo dục và những người tham gia vào quá trình GD&ĐT. Nhà nước là chủ thể đầu tư lớn nhất về những điều kiện vật chất cho GD&ĐT. Do đó sự quản lý của nhà nước về GD&ĐT là hết sức cần thiết.

Với sự phát triển của kinh tế thị trường mang đến rất nhiều tác động tích cực như; sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, cùng những đa dạng phong phú trong văn hóa, giáo dục, y tế… Ý thức, trách nhiệm cá nhân được đề cao, sự tự chủ, tự lập, khả năng thích nghi, sáng tạo được tôi luyện, nó buộc con người ta luôn phải rèn luyện, nâng cao trình độ. Kinh tế thị trường là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn luyện bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nội dung cũng như hình thức. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít những tiêu cực. Đó là lối sống chạy theo đồng tiền, họ định giá trị của con người căn cứ vào của cải của người đó, từ đó tìm các quan hệ đem lại lợi ích gì cho gia đình mình, cho cá nhân mình. Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người. Chính vì vậy mà những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn lậu, lừa đảo, làm hàng giả, mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền… Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo,... bị biến động do toan tính của đồng tiền. Do đó, Nhà nước cần thực hiện chức năng quản lý đối với giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng nhằm hạn chế những tiêu cực nói trên, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ mới “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác Hồ đã từng nói. Làm tốt công tác quản lý giáo dục tiểu học chính là góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển về kinh tế xã hội của địa phương.

1.3.2. Yêu cầu trong quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học

QLNN về giáo dục tiểu học là hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp nhằm tổ chức, điều khiển thống nhất mọi lực lượng xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm trang bị những kiến thức hiểu biết cơ bản, thiết thực và hiệu quả cho các em. Bao gồm những kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt, và các bộ môn khác nhằm tìm hiểu về tự nhiên, xã hội thế giới xung quanh các em, cũng như việc đào tạo về đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cơ bản.

Trong quá trình quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ quan được phân công nhiệm vụ này cần đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong việc quản lý, đưa ra các chủ trương, chính sách về giáo dục. Đồng thời có các chính sách hỗ trợ, ưu tiên, có khuôn khổ pháp luật để quản lý GD&ĐT sao cho đúng hướng phát triển đề ra.

Khi tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước cần bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhà nước thực hiện phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học

Như trên đã nói, QLNN về giáo dục tiểu học là hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp nhằm tổ chức, điều khiển, thống nhất mọi lực lượng xã hội, phát huy tối đa các tiềm năng xã hội, thực hiện tốt mục tiêu “hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”, giúp nâng cao trình độ nhân dân, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, công tác QLNN về giáo dục tiểu học bao gồm những nội dung cơ bản:

Thứ nhất: Hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về giáo dục tiểu học; xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý giáo dục tiểu học. Trong hoạt động quản lý của mình về giáo dục tiểu học, Nhà nước đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục. Những chính sách phát triển giáo dục tiểu học có thể kể đến cụ thể:

- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2010, Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011

đến năm học 2014 – 2015. Tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đều được miễn, giảm học phí; Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho gia đình các đối tượng được miễn, giảm, để sau đó các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho các nhà trường [20].

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách dân tộc. Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, được ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2010, quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. [16]. Nghị định này quy định về điều kiện, nội dung, phương pháp và hình thức tổ

chức dạy học; về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; về chế độ, chính sách đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị định cũng quy định điều kiện tổ chức dạy học; quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học; nội dung, phương pháp dạy học; hình thức tổ chức dạy học và cấp chứng chỉ được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh việc hoạch định thực thi chính sách về giáo dục, Nhà nước còn tổ chức song song hoạt động ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Một số minh chứng để thấy rõ điều này như:

- Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010 về ban hành Điều lệ trường tiểu học. Trong thông tư quy định một số nội dung tại trường Tiểu học như: những quy định chung về trường tiểu học; hoạt động tổ chức và quản lý nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường gia đình và xã hội [8]. - Thông tư số: 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8

năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong Thông tư này đã quy định nội dung đánh giá về học tập cũng như năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Việc đánh giá sẽ được thực hiện thường xuyên và định kỳ đối với các em [11].

Thứ hai: tổ chức bộ máy quản lý giáo dục tiểu học. Theo quy định, Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về hoạt động giáo dục như mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ các loại, quản lý chất lượng giáo dục, phân cấp quản lý

giáo dục, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục [17]. Các cơ quan quản lý giáo dục bao gồm:

- Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục. - Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục với nhiều lĩnh vực khác nhau như: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. QLNN đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục của mình. - Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện QLNN về giáo dục theo thẩm quyền.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm

vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.

- Sở giáo dục ở tỉnh, thành phố, Phòng GD&ĐT ở quận, huyện là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND, thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực giáo dục đào tạo. Về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở hay Phòng GD&ĐT trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND.

Trong đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện với các nội dung quản lý chủ yếu:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục trình cấp trên phê duyệt. Sau đó tiến hành chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc huyện mình trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trên địa bàn.

- Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng GD&ĐT, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; đảm bảo thực hiện các chính sách, cũng như ban hành các biện pháp phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

- Bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật; và việc công khai tài chính, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)