Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 52 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địabàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Krông Búk đươc ̣ thành lâp ̣ theo Nghị định số 07/NĐ – CP, ngày 23/12/2008 của Chính phủ "Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ - tỉnh Đắk Lắk” [15]. Sau khi chia tách, huyện Krông Búk có 07 đơn vị hành chính bao gồm các xa:̃ Cư Né, Cư Pơng, Ea Sin, Chứ Kbô, Ea Ngai, Pơng Drang và Tân Lập; 106 thôn, buôn, trong đó có 42 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, 13 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Ê Đê chiếm đa số, sống xen ghép ở tất cả 07 xã trong huyện.

Huyện Krông Búk nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo đường HồChíMinh (Quốc lộ 14 cũ). Trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh đường HồChíMinh trên địa bàn xã Cư Né và xa ̃Chứ Kbô, có ranh giới như sau:

- Phía Đông giáp huyện Krông Năng;

- Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar vàEa H’Leo;

- Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ vàhuyện Cư M’Gar; - Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.

Dân số toàn huyện khoảng 62.162 người (số liệu tính đến tháng 10/2014), đồng bào dân tộc thiểu số là 20.458 người, chiếm 32,9% so với dân số toàn huyện, đồng bào dân tộc tại chỗ là 19.591 người, chiếm 95,76%.

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, giáp thị xã Buôn Hồ, trên trục Quốc lộ 14, nối huyện Krông Búk với thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố PLâyKu; cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 60 km, giao lưu thuận tiện với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và cả nước. Đây chính là điều kiện khá thuận lợi trong quan hệ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy vậy, là huyện mới được điều chỉnh địa giới hành chính, còn nhiều xã khó khăn, huyện ít được kế thừa các cơ sở hạ tầng của huyện Krông Búk cũ, vì vậy sẽ còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [41].

- Về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ giai đoạn 2010-2015 (theo

giá so sánh năm 2010) đạt 15.333 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 2,9%. Cơ cấu kinh tế (năm 2014) ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 62,71%; công nghiệp, xây dựng: 7,64%; thương mại, dịch vụ: 29,65%.

- Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:100% đường từ huyện đến trungtâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 47% đường từ trung tâm xã đến thôn, buôn được nhựa hóa, cứng hóa đạt; 8,7% đường liên thôn, liên buôn được cứng

hóa. 83% thôn, buôn có lưới điện quốc gia. 84,57% số dân trong toàn huyện được sử dụng nước sạch. Đảm bảo tưới tiêu trên 65% diện tích cây trồng các loại có nhu cầu sử dụng nước.

Diện tích cây trồng hàng năm là 2.768 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm là 24.655,62 ha. Tổng đàn gia súc là 17.556 con, đàn gia cầm là: 174.370 con. Tỷ lệ che phủ rừng là 10,36% diện tích toàn huyện.

- Tăng thu ngân sách: Bình quân hàng năm tăng 7,7%. Tổng thu ngân

sách trên địa bàn huyện trong 05 năm qua (2010-2014) đạt 387,02 tỷ đồng, trong đó: Năm 2010 đạt 60,29 tỷ đồng; năm 2011 đạt 101,18 tỷ đồng; năm 2012 đạt 105,65 tỷ đồng; năm 2013 đạt 59,20 tỷ đồng; năm 2014 đạt 60,7 tỷ đồng. Ước thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 54,412 tỷ đồng.

- Phát triển đô thị, nông thôn mới: Các công trình đã hoàn thành tại Khu

trung tâm huyện: Trụ sở Công an huyện; Trụ sở Cơ quan Quân sự huyện; phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện; Các công trình đang trong giai đoạn hoàn thành: Trụ sở HĐND-UBND huyện (đã hoàn thành 80%), Trụ sở làm việc Huyện ủy và Nhà làm việc các đoàn thể (đã hoàn thành 85%); Trụ sở Bảo hiểm xã hội huyện; Trụ sở Chi cục Thuế huyện; Hoàn thành Đề án công nhận xã Pơng Drang là đô thị loại V; hoàn thành xây dựng Trung tâm Cụm xã Cư Pơng – Ea Sin; hoàn thành lập Đồ án quy hoạch xây dựng Trung tâm các xã Tân Lập, Cư Né; phấn đấu đến năm 2015 có 4/7 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới: 0 xã đạt.

- Về Y tế: 7/7 xã đã có Trạm y tế đạt 100%; 7/7 Trạm y tế có bác sỹ, đạt

100%; 100% xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 16 %; 4/7 xã có thôn, buôn đạt thôn buôn văn hóa, sức khỏe, đạt 57%.

- Về văn hóa: Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 70,5%

- Quốc phòng an ninh: Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn

diện, thực hiện tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu; hoàn thành tổ chức cuộc diễn tập phòng thủ đối với 07/07 xã.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học của huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Đây là thời gian huyện Krông Buk đang thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lần thứ XVI, Đại hội Đảng bộ huyện Krông Buk lần thứ XV. Cùng với những chính sách, chiến lược giáo dục mới của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục huyện nhà đã đạt được những thành tích đáng kể được thể hiện cụ thể:

2.2.1. Thực trạng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục trực thuộc

+ Đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục

Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục huyện nhà trong những năm gần đây đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn được nâng cao theo từng năm. Giáo viên được dạy đúng chuyên môn được đào tạo, được đánh giá xếp loại cuối năm từ trung bình trở lên. Từ những năm 2008 trở về trước giáo viên Trung học cơ sở và Tiểu học của một số trường vẫn còn thiếu, đặc biệt là các môn chuyên như Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục… Nhưng tính đến năm 2016 giáo viên toàn ngành đã đủ so với quy định của Nhà nước. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo luôn được quan tâm đặc biệt nhằm đưa chất

tự học và sáng tạo”, “Đổi mới và sáng tạo trong dạy học”…luôn được cấp trên quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao, có hiệu quả. Mỗi giáo viên luôn tâm niệm bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như trình độ chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại địa bàn huyện Krông Buk, tổng số công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đến thời điểm 31/8/2015: 1109 người (Kể cả hợp đồng theo nghị định 68, bảo vệ, cấp dưỡng). Trong đó:Mầm non công lập: 211; Tiểu học: 528 và THCS: 370. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên: Đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn: 62,3%. UBND huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ,

Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, thực hiện việc sắp xếp bộ máy, sử dụng cán bộ công chức phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao đảm bảo theo quy định. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, xây dựng phát triển đội ngũ và xây dựng văn hóa nhà trường, chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng được nâng cao [36].

+ Đội ngũ cán bộ quản lý

Theo Điều lệ trường Tiểu học năm 2010, mỗi trường Tiểu học có hiệu trưởng và từ một đến hai Phó hiệu trưởng tùy thuộc vào hạng trường. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học [39].

Theo đánh giá chung, đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học trên địa bàn huyện đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, và các yêu cầu khác của cán

bộ quản lý. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý chậm đổi mới về phương pháp và tư duy quản lý, lãnh đạo.

Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục. Đội ngũ này là người trực tiếp hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ Cán bộ quản lý các trường tiểu học Huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Số lượng Dân tộc Độ tuổi Trình độ

Nam Nữ Thiểu Kinh 31- 41- 51- Đại Cao Trung

số 40 50 60 học đẳng cấp Tổng 17 23 01 39 08 19 13 31 07 02 số Tỷ lệ 42,5 57,5 2,5 97,5 20,5 46,2 33,3 77,5 17,5 5,0 %

Nguồn: Phòng GD&ĐT Huyện Krông Buk, năm 2016 Qua phân tích cơ cấu đội ngũ Cán bộ quản lý các trường Tiểu học ở huyện Krông Buk chúng ta có thể thấy:

- Hiện nay, 100% CBQL đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo, số CBQL đạt trên chuẩn 95,0%.

- Cơ cấu tuổi CBQL nhóm tuổi từ 41-50 chiếm đa số. Đây là độ tuổi đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy và quản lý.

- Chỉ có 01 CBQL là người dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm tỷ lệ 2,5%, là tỷ lệ quá ít. Trong khi đó, với chính sách của Trung ương và địa phương, công tác cán bộ dân tộc cần phải được chú trọng nhiều hơn.

+ Đội ngũ giáo viên tiểu học Huyện Krông Buk

Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo;và cán bộ quản lý giáo dục [1], Quyết định Số: 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 11 tháng 1 năm 2005 về việc phê duyệt đề án "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" [39]. Ngành giáo dục huyện nhà đã đáp ứng đầy đủ về số lượng, đồng bộ dần về cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên được nâng cao về nhiều mặt. 100% giáo viên đạt chuẩn, 52,0% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn và tăng dần theo từng năm học. Toàn ngành thực hiện nghiêm túc nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Giúp công tác chuẩn hóa giáo viên về mọi mặt được nâng cao, khuyến khích giáo viên tự rèn luyện nâng cao trình độ, đáp ứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, coi trọng việc áp dụng phương pháp mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học giúp nâng cao chất lượng.

Ngoài ra, hàng năm tất cả các cơ sở giáo dục tiểu học đều thực hiện đánh giá chuẩn giáo viên tiểu học theo quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT, ngày

4 tháng 5 năm 2007 về việc ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư

Hàng năm, Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện tổ chức các đợt tập huấn về chuyên môn, cũng như lý luận, hoạt động thi đua theo cụm chuyên môn, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, và giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi theo định kỳ 2 năm/lần đối với cấp huyện, 4 năm/lần đối với cấp tỉnh, các cơ sở giáo dục hàng năm tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo thông tư Số: 21/2010/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT ban hành [7].

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Số lượng Dân tộc Độ tuổi Trình độ

Nam Nữ Thiểu Kinh Dưới 31- 41- 51- Đại Cao Trung

số 31 40 50 60 học đẳng cấp Tổng 72 332 26 378 109 151 106 38 132 78 194 số Tỷ lệ 17,8 82,2 6,4 93,6 27,0 37,4 26,2 9,4 32,7 19,3 48,0 %

Nguồn: Phòng GD&ĐT Huyện Krông Buk, năm 2016

- Mạng lưới trường lớp giáo dục Tiểu học

Trong những năm vừa qua, quy mô về hệ thống trường lớp phát triển không ngừng, đa dạng ở tất cả các bậc học đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong phát triển giáo dục. Các xã trực thuộc huyện đều có đủ các bậc học từ mầm non đến THCS, 01 trung tâm học tập cộng đồng, và huyện có 02 trường THPT. Đối với bậc Tiểu học huyện nhà, mạng lưới trường lớp được

Bảng 2.3. Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc tiểu học huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học

Danh mục 2011 - 2012 - 2013 - 2014 - 2015 - 2012 2013 2014 2015 2016 Trường 16 17 17 18 18 Phòng học 222 227 244 246 246 Phòng phục vụ 19 35 35 39 39 học tập Lơp 278 269 263 265 274 ́́ Học sinh 6674 6405 6647 6521 6705 Trường CQG 3 4 4 4 5 TTHTCĐ 7 7 7 7 7

Nguồn: Phòng GD&ĐT Huyện Krông Buk

Nhìn chung, mạng lưới trường Tiểu học phát triển một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu người học và thực hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế đất nước. Các trường được đặt ở địa điểm thuận lợi phù hợp với tình hình dân số tại địa phương cụ thể, giúp học sinh đi học gần, giảm bớt tình trạng bỏ học do đi học xa.

- Quy mô trường học

Huyện Krông Buk đã tập trung củng cố, phát triển một cách cơ bản hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Tính đến năm 2016 toàn huyện có 06 trường mầm non công lập, 09 cơ sở giáo dục mầm

thông dân tộc bán trú, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú, 07 trung tâm học tập cộng đồng, 02 trường THPT. Nhìn chung sau 09 năm thành lập huyện đã có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện và đồng bào dân tộc thiểu số có đầy đủ điều kiện được tiếp xúc với môi trường học tập tốt nhất có thể. Việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến địa phương được thực hiện kịp thời [36]. Quy mô trường lớp của huyện được thể hiện cụ thể:

Bảng 2.4. Quy mô trường lớp các cấp học Huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk năm học 2015 – 2016

Stt Cấp học Trường Lớp Học sinh Nữ Dân tộc Nữ dân

tộc

1 Mẫu giáo 15 117 3.474 1.596 1.110 595

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 52 - 93)