7. Kết cấu của luận văn
3.1. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện
3.1. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục tiểu học trên địa bàn huyệnKrông Buk, tỉnh Đăk Lăk Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk
Xu thế phát triển của thế giới hiện nay là phát triển khoa học công nghệ. Do đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Với hiện thực đó giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước phát triển hay đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Chung nhận thức ấy Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí cao, vị trí hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã xác định rõ mục tiêu phát triển :
Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho ngành giáo dục tiểu học tỉnh Đăk Lăk:
- Giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân cư có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng dân tộc ít người;
- Tăng cường cơ sở vật chất, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc và vùng có nhiều khó khăn;
- Nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới chương trình nội
dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 75% học sinh được học chương trình Tin học; 30% học sinh là người dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc (Ê Đê, M’Nông,...); tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ ngày đạt từ 80% trở lên (50% học sinh bán trú) và tham gia các hoạt động tại trường 10 giờ/ngày; 90% học sinh lớp 3 được học tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT; 96% nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 80% trẻ khuyết tật ra lớp.
- Đổi mới phương pháp lập và giao kế hoạch ngân sách cho giáo dục và thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các đơn vị, trường học;
- Nâng cao năng lực cho CBQL giáo dục các cấp và trường học. Tiếp tục liên kết với các trường Đại học mở các khoá đào tạo chuyên môn, chính trị và quản lý cho đội ngũ GV, CBQL ở trình độ đại học, sau đại học. Chuẩn hóa; đào tạo GV tiểu học, theo địa chỉ huyện/thị xã/thành phố. Tỉnh sẽ từng bước hình thành một bộ phận giáo viên có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.
- Khẩn trương thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2020 của Chính phủ và tham gia chuẩn bị nhân lực, đáp ứng Đề án dạy Tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong trường phổ thông của ngành;
- Sắp xếp, bố trí đội ngũ GV các bộ môn ở các vùng, miền, phù hợp khả năng chuyên môn. Quan tâm, mạnh dạn giao việc thực hiện các chuyên đề, các công việc chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo trên chuẩn;
- Xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của tỉnh
đến năm 2020;
- Căn cứ vào quy định về định mức biên chế cho GV phổ thông, quy mô phát triển đội ngũ GV phổ thông Đắk Lắk đến năm 2020.
Trên cơ sở mục tiêu chung của tỉnh UBND Huyện, Phòng GD&ĐT có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho đơn vị huyện mình một cách thực tế, phù hợp với điều kiện dân cư, kinh tế xã hội địa phương:
- Mở rộng, hoàn thiện hệ thống các trường tiểu học trên cơ sở đầu tư thêm cho các trường hiện tại, khuyến khích mở trường tiểu học ngoài công lập tại địa phương (Huyện Krông Buk hiện tại chưa có trường Tiểu học tư thục).
Đầu tư về cơ sở vật chất, cần được sửa chữa, xây dựng mới kiên cố, các trường có đầy đủ các phòng phục vụ cho học tập. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học, cùng với các địa phương khác thực hiện tốt mô hình trường học mới VNEN, dạy Tiếng Việt công nghệ lớp 1, phương pháp bàn tay nặn bột…; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và giảng dạy, tất cả các trường đều được dạy môn Tin học, và có đầy đủ máy tính phục vụ cho thực hành của HS.
với tất cả các địa bàn trong huyện. Tăng cường, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục HS. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, phát triển mạnh mẽ công tác xã hội hóa giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục chung của huyện nhà.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, quy hoạch diện tích đất đầy đủ theo quy định cho các trường có diện tích nhỏ trong địa
bàn để xây dựng thêm các trường chuẩn quốc gia. Huy động toàn cộng đồng xã hội, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tham gia đóng góp sức người, sức của thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Chính quyền xã cần giành một phần ngân sách của địa phương cho các cơ sở trong địa bàn mình quản lý, cùng với gia đình HS xây dựng cơ sở vật chất trường học để cùng phát triển giáo dục.
- Quan tâm và giải quyết kịp thời các chính sách cho đội ngũ CBQL, nhà giáo, viên chức ngành giáo dục như: về nguồn lực tài chính cho các trường trong các hoạt động, công tác thi đua, khen thưởng, công tác bồi dưỡng trình
độ chuyên môn và quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học một cách toàn diện.
- Cần có quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong địa bàn huyện tạo điều kiện và giúp các cơ sở giáo dục tổ chức được nhiều hơn các hoạt động giáo dục truyền thống cho HS, ví dụ như phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn để tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống, giáo dục kỹ năng
sống, với Phòng Văn hóa thông tin huyện để tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ dân gian…
Các cơ sở giáo dục cần chủ động trong công tác tham mưu, lập kế hoạch, đề xuất với những lực lượng xã hội khác, định hướng hoạt động giáo dục mà các lực lượng xã hội có thể phối hợp giải quyết. Phối hợp với địa phương mình
đóng chân để cùng giáo dục HS một cách toàn diện, đánh giá về học tập, phẩm chất học sinh có hiệu quả, thực chất hơn.