Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho

cho huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk

Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội.

Hoạt động giáo dục có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động khác trong xã hội. Nhất là đối với sự sinh tồn, phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, giáo dục luôn được quan tâm nhiều nhằm hướng tới sự phát triển ổn định của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn có những hành động thể hiện sự quan tâm này ở mỗi địa phương, từ các thành phố trực thuộc Trung ương cho đến các tỉnh có kinh tế xã hội còn khó khăn. Các chính sách giáo dục quốc gia, mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục là mối quan tâm đặc biệt. Việc vận dụng sự chỉ đạo của

dục mỗi địa phương mang một nét đặc trưng riêng. Do đó để phát triển giáo dục tại huyện chúng ta cần nghiên cứu xem các địa phương có chất lượng giáo dục tốt đã thực hiện sự chỉ đạo của Nhà nước như thế nào, qua đây rút ra những bài học kinh nghiệm trong QLNN về giáo dục tiểu học, để có thể áp dụng cho huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk nhằm đưa ngành giáo dục đào tạo huyện có chất lượng tốt hơn.

1.4.1. Tỉnh Gia Lai

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn khi là một tỉnh miền núi, nhưng có được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chăm lo của các ban ngành đoàn thể, của cha mẹ học sinh cũng như với sự nỗ lực quyết tâm của toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục đã được củng cố và phát triển [22].

Năm học 2015-2016, toàn tỉnh hiện có 821 trường học mầm non và phổ thông (trong đócó17 trường phổ thông dân tộc nội trú; 23 trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp (02 trường thuộc tỉnh và 01 trường thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh); 02 trường Cao đẳng và 02 phân hiệu đại học; 17 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 08 Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học, 217 Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng về cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh. Toàn tinh̉ có373.559 hoc ̣ sinh mầm non phổ thông (trong đó có 162.246 học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉlê ̣43,43%).

Công tác QLNN về giáo dục đã được lựa chọn lối đi đúng hướng nhằm làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm: làm tốt công tác tham mưu, phối hợp huy động các nguồn lực vật chất tinh thần cho giáo dục, tổ chức các phong trào thi đua,

tăng cường công tác thanh kiểm tra kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc của ngành.

Với những cố gắng của mình, ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành tựu đáng kể:

- Quy mô, mạng lưới cơ sở GD&ĐT tiếp tục được mở rộng; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học đúng tiến độ. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng so với đầu nhiệm kỳ, học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trúng tuyển đại học ngày càng cao. Công tác phổ cập giáo dục duy trì kết quả đạt được, có 98,2% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng với 99% giáo viên đạt chuẩn. Công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa GD&ĐT và dạy nghề chuyển biến tích cực. Tạo điều kiện cho một số trường đại học mở phân hiệu đào tạo trình độ đại học, sau đại học tại tỉnh. Có chế độ hỗ trợ cho các đối tượng học sinh ở các xã miền núi, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân và các lực lượng xã hội cho các trường học đã có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Triển khai thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện Phổ cập. Các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai công tác Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi theo đúng kế hoạch và lộ trình đã đăng ký. Cấp huyêṇ được công nhận, chiếm tỷ lệ 100% .

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh và trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Trong năm học 2015-2016, Sở đã thường xuyên tham mưu với UBND tỉnh kiểm tra và công nhận. Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu với UBND huyện, thị xã, thành phố tích cực triển khai xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch và lộ trình đã đăng ký với UBND tỉnh. Đến nay, tổng số trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia là 177 trường chiếm tỉ lệ 21,56%.

Về giáo dục tiểu học:

- Chỉ đạo các Phòng GD-ĐT tham mưu ủy ban các huyên,̣ thi ̣xa,̃ thành phốtrong viêc ̣ xây dưng ̣ đôịngũnhàgiáo đủsốlương ̣ theo yêu cầu qui đinḥ

của các mô hình daỵ hoc,̣ đăc ̣ biêṭlàThông tư 35. Đảm bảo yêu cầu vềchất lương,̣ cótâm huyết với nghề.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý vềnhững đổi mới trong công tác quản lýchỉđaọ daỵ vàhoc,̣ đăc ̣ biêṭquán triêṭcán bộ quản lý tư ̣bồi dưỡng theo chuẩn nghềnghiêp ̣. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng, đổi mới sinh hoaṭchuyên môn theo hướng thiết thưc ̣ hiêụ quả.

- Tổchức Hôịthảo “nâng cao chất lương ̣ hoc ̣ sinh” trong đóđăc ̣ biêṭchú trong ̣ đến các giải pháp tăng cường Tiếng viêṭcho hoc ̣ sinh dân tộc thiểu sốvà đa ̃cókết luâṇ đểtriển khai thưc ̣ hiêṇ.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện thống nhất việc lâp ̣ kếhoacḥ daỵ hoc,̣ soạn bài, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Không yêu cầu phải dạy hết những gì có trong sách giáo khoa, phải dựa vào chuẩn Kiến thức ky ̃năng để chuẩn bị

kế hoạch lên lớp sao cho phù hợp với đối tượng, nhất làhoc ̣ sinh vùng khó khăn, hoc ̣ sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện triệt để việc đổi mới hinh̀ thức tổ

chức dạy học và phương pháp giảng dạy theo các mô hình, Dự án thí điểm của Bộ GD&ĐT đặc biệt là Dự án VNEN.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) tại 08 huyện, 42 trường tiểu học, với 903 lớp 22.269 học sinh (DTTS: 12.280 HS) vàMô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 70 trường tiểu học, tại 77 điểm trường lẻ, 910 lớp, 25.568 học sinh (trong đó lớp 2: 223 lớp với 6.122 em, lớp 3: 230 lớp với 6.438 em, lớp 4: 238 lớp với 6.664 em, lớp 5: 219 lớp với 6.344 em).

- Triển khai thí điểm dạy học chương trình Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục tại 11 huyện, 41 trường, 42 lớp với 1.022 học sinh vàphương pháp dạy học

“Bàn tay nặn bột” tại 4 lớp ở 2 trường Tiểu học thuộc thành phố Pleiku và huyện Chư Păh; phương pháp dạy học Mỹ thuật mới ở tất cả các trường có giáo viên Mỹ thuật. Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo đề án dạy học ngoại ngữ và dạy học tự chọn tại 235 trường, 84.791 học sinh, đạt tỷ lệ: 51,6 %.

- Tổ chức dạy học các môn học tự chọn (Tin học có 35.934 học sinh và Tiếng Dân tộc có 6.424 học sinh) ở những vùng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Sở GD&ĐT Gia Lai còn tồn tại một số mặt hạn chế sau: Hệ thống cơ sở vật chất trường lớp hầu hết được xây dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp, trong khi kinh phí sửa chữa, xây mới còn hạn hẹp. Nhiều trường phổ thông cơ sở còn phải ghép chung các bậc học. Một số các trường học, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Số lượng học sinh phát triển mạnh, trong khi số lượng trường lớp không dễ ngày một ngày hai đáp ứng cho kịp thời. Chất lượng giáo dục, sự chênh lệch giữa các vùng miền, vấn đề phổ cập giáo dục, chuyện “dài kỳ” về dạy thêm học thêm, giải

1.4.2. Tỉnh Lâm Đồng

Theo Báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian qua toàn ngành giáo dục tỉnh đã đạt được các kết quả sau: [21]

Quy mô GD&ĐT được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân, cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp phát triển đến tất cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh các vùng khó khăn có điều kiện và cơ hội học tập. Đến năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 710 trường học các cấp với hơn 300.000 học sinh và trẻ mầm non ra lớp, tăng 63 trường so với năm học 2009 - 2010. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư nâng cấp, từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa và xây dựng trường chuẩn quốc gia; chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định, giữ vững ở mức độ khá, giáo dục toàn diện được chú trọng. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học tại 147/147 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt trên 30%. Tỉnh Lâm Đồng được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào tháng 12/2008.

Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa; phân cấp quản lý giáo dục và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục được tăng cường; cải cách hành chính trong ngành giáo dục được đẩy mạnh; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý; trật tự, kỷ cương trong ngành được chấn chỉnh. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức cơ bản đủ số lượng và được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng ngày càng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã có nhiều chuyển biến tích cực, Sở GD&ĐT đã triển khai sử dụng đồng bộ phần mềm Văn phòng

điện tử online cho toàn ngành giáo dục, góp phần cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công tác quản lý của ngành.

Hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng được củng cố và phát triển, quy mô đào tạo tăng lên hàng năm. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nghề của xã hội. Tỉnh có 3 trường đại học là Đại Học Đà Lạt, Đại học Yersin và Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm; nhiều chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực được triển khai thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.

Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội của địa phương, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của HS trong tỉnh. Làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp. Tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu, phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS.

Ngành giáo dục Lâm Đồng tiếp tục được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và Ngành vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Đối với giáo dục tiểu học: toàn tỉnh hiện có 254 trường tiểu học. Tập trung chỉ đạo dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học; triển khai một số phương pháp giáo dục mới: mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), phương pháp Bàn tay nặn bột. Áp dụng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục, hướng dẫn đổi

chất lượng giáo dục toàn diện ở các địa bàn; tăng quy mô và chất lượng học 2 buổi/ ngày; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia; duy trì và nâng cao chất lượng và kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; quan tâm đặc biệt đến việc tiếp nhận và tổ chức giáo dục hòa nhập cho 493 trẻ khuyết tật; đến cuối năm học 2014 – 2015, Lâm Đồng có 253 trường, 3231 lớp với 90.899 học sinh được học trên 5 buổi/ tuần và 2 buổi/ ngày; so với năm học trước tăng 434 lớp và 7.107 học sinh.

Tiếp tục triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ” ở tiểu học, toàn tỉnh có 266 trường triển khai dạy học tiếng Anh (gồm cả trường THCS có cấp tiểu học). Có 12 trường tiểu học tham gia Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và 107 trường triển khai nhân rộng mô hình này; triển khai Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tại 88 trường với 299 lớp và 8209 học sinh lớp 1.

Tuy nhiên, ngành giáo dục tỉnh Lâm Đồng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để phát huy hết những tiềm năng sẵn có: Việc chuẩn hóa các trường học còn chậm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, địa phương trong tỉnh; quản lý giáo dục có một số mặt còn bất cập; công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển quy mô giáo dục; lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cũng như sinh hoạt của giáo viên, học sinh ở một số vùng còn nhiều khó khăn.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục tiểu học tại huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk.

Hai tỉnh Gia Lai và Lâm Đồng đều nằm trong khu vực Tây Nguyên của chúng ta, có sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục tập quán tương đối giống nhau. Sau khi đã tìm hiểu về phương thức QLNN về giáo dục nói chung

ở hai tỉnh bạn, chúng ta có thể chọn lọc một số điểm tích cực để áp dụng trong QLNN về giáo dục tiểu học tại địa phương mình, đó là:

Đặc trưng của giáo dục là một loại hàng hoá công, xã hội và Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, nhất là đầu tư kinh phí để đảm bảo việc học tập cho tất cả các công dân của họ, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục.

Quan tâm đến giáo dục tiểu học bằng những hành động cụ thể hơn nữa, ví dụ như: thông qua công tác tuyên truyền với nhiều loại phương tiện như: phát thanh truyền hình, giáo dục qua sinh hoạt cộng đồng, phối hợp với các tổ chức xã hội, dân vận nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò của giáo dục, cụ thể hơn là giáo dục tiểu học. Thông qua đây nâng cao hơn nhận thức của nhân dân đầu tư, quan tâm nhiều hơn đến con em mình, gián tiếp nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Thường xuyên đi sâu, đi sát về giáo dục tiểu học, nắm bắt tâm lý cán bộ, giáo viên trong ngành tại địa phương, nâng cao hơn nữa vai trò của người giáo viên tiểu học trong đào tạo nhân tài cho đất nước sau này. Cần có những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện krông buk, tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)