Chủ thể quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 43 - 48)

dụng đất

Chủ thể quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và nguyên tắc chung cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giao đất cho đối tượng nào thì có thẩm quyền cấp GCNQDĐ cho đối tượng đó và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ.

Khác với các nước tư bản đương đại, ở Việt Nam Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai.

Điều 53 Hiến pháp 2013 quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ trong phạm vi cả nước và của mỗi địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ được thành lập từ trung ương đến địa phương. Trước hết Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta, là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung thống nhất quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có cả công tác quản lý nhà nước về đất đai và quản lý việc cấp GCNQSDĐ. Điều 9 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định Chính phủ "Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu".

Khoản 2 Điều 24 Luật Đất đai 2013 cũng quy định cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Điều 4 của của Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cũng quy định cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:

Cơ quan quản lý đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là UBND cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường;

Cơ quan quản lý đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tham mưu giúp UBND rong quản lý đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai và quản lý việc CGCNQSDĐ tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn. Trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực

hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; khí tượng; thủy văn; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước về các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ trong phạm vi cả nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu,

giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. [27. Tr. 17]

Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đai, Nhà nước còn thành lập các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai là các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước giúp UBND các cấp quản lý việc cấp GCNQSDĐ. Ttheo quy định tại Điều 5 của của Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ thì các tổ chức dịch vụ đất đai trước hết là Văn phòng đăng ký đất đai: [11. Tr, 6]

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các huyện.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Kết luận chương 1

Đất đai luôn là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng mà đất đai còn là yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình phát triển của đất nước, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên không lớn, dân số khá đông, sự gia tăng về dân số, đang làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất, Việt nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu diện tích đất đang bị mặn hóa diện ích đất nông nghiệp,…

Để hóa giải mâu thuẫn này đang đặt ra bài toán quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có việc quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ đối với Đảng và nhà nước ta hiện cả hiện tại và trong tương lai.

Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để tạo nên môi trường pháp lý đảm bảo việc điều tiết quan hệ thị trường lành mạnh trong việc sử dụng đất.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, số 19-NQ/TW, ngày 31 tháng 10 năm 2012 xác định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu…" [20. Tr, 6]

Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm nhiều nội dung như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều tra, khảo sát, đănh ký đất đai, giao đất, cho thuê đất thu hồi đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….

Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoạt động cơ bản quan trọng để thực hiện quyền chủ sở hữu đất đai của nhà nước. Để đảm bảo cho việc cấp GCNQSDĐ đúng thẩm quyền, có hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục, đúng đối tượng và phòng chóng lãng phí quan liêu, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai và làm ổn định tình hình kinh tế xã hội của cả nước cũng như mỗi địa phương.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định "Tăng cướng nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"

Chương này đi sâu nghiên cứu hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về giấy chứng nhận QSDĐ. Vai trò của giấy chứng nhận QSDĐ trong đời sống sản xuất và xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ và nội dung của quản lý nhà nước về cấp GCNQSD, song song với nó là công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và ý nghĩa của nó đối với vai trò quản lý Nhà nước về đất đai. Những cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước trong công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Để cho mọi mảnh đất của người sử dụng đất đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thì cần những quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận QSDĐ minh bạch, đơn giản và thuận tiện hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 43 - 48)