Hoạt động quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 60 - 84)

các công ty lâm nghiệp lập phương án sử dụng đất.

Tính đến cuối năm 2016 Tỉnh Đắk Nông hoàn thành quy hoạch chi tiết sử dụng đất trong toàn tỉnh ở ba cấp, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đầu tư phát triển KT - XH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quy hoạch sử dụng đất phù hợp sẽ tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và sử dụng đất đúng quy hoạch sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc quy hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ hữu hiệu, là cơ sở để tỉnh quản lý chặt chẽ đất đai hiện có, đồng thời sử dụng hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dụng đất

2.2.2.1. Công tác chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 30/ 2012/ NQ-QH ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII " bảo đảm đến

3/12/2013 căn bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước", để thực hiện việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ngày 15 tháng 10 năm 2013 52

UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 4523/2013/CT-UBND về việc đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh; ngày 10 tháng 10 năm 2014 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý sử dụng 63,057 ha đất có nguồn gốc lấn chiếm rừng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 đã được UBND tỉnh thu hồi từ các nông, lâm trường giao về cho các địa phương quản lý. Ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, giao dịch bảo đảm, (ban hành kèm theo quyết định số 1012 /QĐ- UBND ngày 23 tháng 6 năm 2016 của chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông) và một số văn bản khác liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở sự chỉ đạo và các văn bản của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có các công văn: Công văn số 385/STNMT-ĐKTK ngày 12 tháng 11 năm 2014, về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch 437/KH- UBND ngày 10 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh, Công văn số 480/STNMT-VPĐK ngày 26 táng 5 năm 2015 về việc tháo gỡ vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số: 40/2014/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2014 ban hành lệ phí quy định mức thu, quản lý, sử dụng các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong đó có phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

2.2.2.2. Tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính

Đăng ký đất đai bao gồm đăng ký lần đầu và Đăng ký biến động.

Đăng ký lần đầu là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất

vào hồ sơ địa chính.

Đăng ký biến động đất đai là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. [9. Tr, 8].

Thực hiện Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ TM & MT hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh tiến hành các thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ cho cá nhân, hộ gia đình, cơ quan , tổ chức. trên cơ sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng TM & MT các huyện, thị xã trong tỉnh tiến hành các thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ cho cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trong toàn tỉnh. Đây là cơ sở cần thiết để tỉnh có thể thực hiện các bước tiếp theo là lập hồ sơ địa chính.

Để tổ chức đăng ký cấp GCNQSDĐ được nhanh chóng, trước hết cán bộ địa chính cấp xã phải xác định đối tượng được cấp GCNQSDĐ trên địa bàn theo luật định [8. Tr 15], đó là:

- Các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn

- Các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn là: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

Tiếp đó, UBND các xã sẽ hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đăng ký QSD đất; phổ biến đến từng thôn, bon nội dung quy định này và công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ tại địa phương, chuyển hồ sơ đến UBND huyện thẩm định và xét duyệt hồ sơ.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ xem xét hồ sơ xin cấp

GCNQSDĐ của các đối tượng có đầy đủ và đảm bảo tính pháp lý hay không. Đến nay tỉnh Đắk Nông đã có 8/8 huyện, thị xã, hoàn thiện bản đồ địa

chính và đưa vào sử dụng. Theo đó, tỉnh đã lập được 19285 tờ bản đồ 16299 sổ mục kê 15296 quyển sổ địa chính; 1856 quyển và sổ cấp GCNQSDĐ. Trong đó các đơn vị đạt mức cao trong lập sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ bao gồm thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Rlấp, huyện Cưjút, huyện Đắk Song, Huyện Đăk Mil. [28. Tr, 11].

Tuy vậy, công tác hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện nay còn nhiều vướng mắc do hoạt động lưu trữ từ trước chưa được làm cẩn thận, đầy đủ theo đúng quy định. Các số liệu, sổ sách một phần không đầy đủ, một phần bị thất lạc dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ địa chính. Thêm vào đó, việc đăng ký biến động đất đai không kịp thời cũng gây ảnh hưởng đến công tác chỉnh lý biến động đất đai vào tháng 10 hàng năm.

2.2.2.3. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trung tâm, là mục tiêu chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ.

* Về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trình tự, thủ tục, các bước, các giai đoạn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ cho đến khi kết thúc công việc và người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Theo quy định Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013; Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định Số: 1927/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông; Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất

đai, giao dịch bảo đảm, Môi trường, Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã, (ban hành kèm theo quyết định số 1012 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông. Thì quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

Thứ nhất: Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất lần đầu và đăng ký bổ sung được thực hiện như sau:

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản 01, Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ;

- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

- Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào

đơn đăng ký;

- Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

- Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan Tài nguyên và Môi trường trình ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Thứ ba, Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc

sau:

- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ.

Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND tỉnh Đăk Nông quy định như sau: [36. Tr, 18].

* Về trình tự thực hiện

- Hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. * Đối với cơ quan Nhà nước

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư; Trường hợp hồ sơ còn thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định; Hồ sơ không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người nộp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ được chuyển đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ.

+ Trường hợp nội dung hồ sơ có sai sót, không đủ điều kiện giải quyết thì thời gian tối đa 03 ngày Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai làm văn bản

hướng dẫn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

+ Hồ sơ lập đầy đủ, đúng quy định thì xử lý hồ sơ, chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế trong trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai in giấy chứng nhận, chuyển phiếu thẩm định kèm hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ký cấp đổi giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh đăk nông (Trang 60 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)