Đặc điểm phát triển nguồn nhân lựchành chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 39)

1.3.1. Là những người thực thi công vụ ở cấp xã

Nguồn nhân lực hành chính cấp xã là đội ngũ gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng với dân. Đội ngũ này có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Họ vừa phải thực thi các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến cấp trên, đồng thời phải giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất thường xuyên, quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương và chịu sự giám sát trực tiếp, hàng ngày của nhân dân. Nguồn nhân lực hành chính cấp xã có những đặc điểm chính sau:

Công vụ là loại lao động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nhằm quản lý, sử dụng

có hiệu quả tài sản chung và nguồn ngân sách của nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị. Công vụ thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội. Đây là mối quan hệ quyển lực, trong đó công dân và tổ chức phải phục tùng các quyết định của người thực thi công vụ. Còn cán bộ, công chức khi thực thi công vụ là thực thi công quyền trong một phạm vi thẩm quyền nhất định theo chức trách, nhiệm vụ được giao mà pháp luật cho phép. Thẩm quyền này lớn hay bé tuỳ thuộc vào tính chất công việc và cấp bậc, chức vụ mà người cán bộ, công chức được trao giữ thực hiện. Đặc điểm này không hề có ở bất kỳ đối tượng hoạt động nào khác trong xã hội và là một đặc điểm quan trọng của người cán bộ, công chức hành chính.

Hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sự nghiệp phát triển cộng đồng và nhu cầu thiết yếu của công dân. Hay nói cách khác cần xây dựng nền hành chính phục vụ, đối tượng phục vụ là nhân dân, bởi vậy nền hành chính phải coi công dân là khách hàng để mỗi cơ quan có trách nhiệm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất. Vì vậy, phải xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực hành chính cấp xã công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao, không quan liêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ. Nó đòi hỏi người cán bộ, công chức các xã, thị trấn phải nắm vững quy định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân.

1.3.2. Là nguồn nhâ lực chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước, yêu cầu những người làm việc trong cơ quan hành chính cấp xã cần phải có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý. Tính chuyên

môn hóa và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.

Đối tượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp và quan hệ đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là những người trực tiếp thi hành công vụ, nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện. Vì lẽ đó trong hoạt động hành chính nhà nước năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu.

Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo yêu cầu "vừa hồng, vừa chuyên" là mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.3.3. Được nhà nước đảm bảo các lợi ích khi thực thi công vụ

Khi phục vụ trong nền công vụ cán bộ, công chức được Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, được hưởng lương do ngân sách Nhà nước trả tương xứng với vị trí, công việc được giao và thâm niên công tác. Ngoài ra cán bộ, công chức còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước như hỗ trợ nhà hoặc cấp phương tiện đi lại làm việc, trợ cấp ốm đau, được khen thưởng khi có công lao xứng đáng,... và các quyền lợi về vật chất và tinh thần khác. Mọi cán bộ, công chức đều có quyền học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các hoạt động xã hội, trừ những việc cán bộ, công chức không được làm theo quy định của pháp luật.

Lợi ích mà Nhà nước đem lại cho cán bộ, công chức hành chính là những lợi ích mang tính chất đảm bảo ổn định lâu dài, vì thế kích thích tính năng động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành tổ chức kỹ luật của đơn vị.

1.3.4. Là nguồn nhân lực tương đối ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 39)