Quan điểm có tính nguyên tắc khi đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 78 - 80)

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Ninh, dự báo các yếu tố bên ngoài tác động đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, cũng như vị trí chiến lược lợi thế của huyện Quảng Ninh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020 thể hiện một số quan điểm cơ bản như sau:

- Xây dựng hệ thống kinh tế mở, kể cả về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế gắn với thị trường của huyện với toàn tỉnh, cả nước và quốc tế.

nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện. Nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Thực hiện đảm bảo an ninh lương thực.

- Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội; xây dựng chiến lược vì con người, cho con người; giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Quan tâm đúng mức vùng núi và vùng cồn bãi, thực hiện tốt các chính sách xã hội.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất và không ngừng tăng cường củng cố quan hệ sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.

- Phát triển yếu tố con người, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm tiếp cận nhanh khoa học công nghệ hiện đại.

- Xây dựng hệ thống đô thị phát triển từ trung tâm đến các tiểu vùng, thực hiện đô thị hóa một cách phù hợp, tạo ra hạt nhân để thúc đẩy sự phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ tạo nền tảng cho việc phát triển lâu dài và bền vững.

- Gắn kinh tế với quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.

- Phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện công tác cụ thể của từng địa phương và đơn vị, thường xuyên lấy mục tiêu của tổ chức làm tiêu chí định hướng phấn đấu.

- Phát triển phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức và lợi ích của cá nhân, tạo động lực làm việc cho người lao động.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sử dụng một cách hợp lý nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Chú trọng vào chính sách thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

- Đảm bảo công bằng, hợp lý và không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 78 - 80)