Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 - 113)

Để phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến một cách toàn diện và thiết thực, sau đây luận văn xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau:

1. Trên cơ sở điều tra tổng thể thực trạng đội ngũ CBCC hành chính cấp xã để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của từng địa phương, sau đó bố trí, quản lý và sử dụng đội ngũ đó sao cho có hiệu quả nhất. Chủ động trong việc rà soát nhu cầu nguồn nhân lực hành chính ở các xã để đề nghị với cấp trên cử CBCC đủ điều kiện tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, của huyện và Đề án đào tạo sau đại học của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020.

2. Đa dạng hoá các loại hình và chương trình đào tạo CBCC nhằm tạo mọi điều kiện để CBCC và cán bộ dự nguồn ở các chức danh đều được học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt và đi sâu vào chuyên môn, nghiệm vụ được đảm nhận.

3. Các địa phương cần coi trọng hơn công tác bồi dưỡng CBCC cơ sở, nâng cao trình độ hoạch định chiến lược bồi dưỡng cán bộ trước hết cho cán bộ chủ chốt, tham mưu tốt cho các cấp uỷ Đảng và chính quyền nhằm đưa ra các chủ trương và giải pháp thích hợp.

4. Xây dựng chính sách ưu đãi đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC cấp xã. Nâng cao mức hỗ trợ cho CBCC cơ sở một cách hợp lý để động viên họ tham gia học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực và tốt nhất.

5. Tỉnh và huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ ngân sách cho các địa phương để trang bị phương tiện, cải thiện điều kiện làm việc nhằm đáp ứng kịp với trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay.

6. Tỉnh và huyện chủ động xây dựng bảng mô tả cụ thể công việc của từng vị trí cho CBCC bao gồm: công việc, cách thức thực thi công việc, định mức thời gian, khối lượng cũng như các tiêu chuẩn chuyên môn hoá cụ thể để thay đổi cách thức thi tuyển đầu vào công chức mới cũng như tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm; đây là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức phấn đấu, rèn luyện, căn cứ để thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với từng chức danh CBCC.

7. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC: Thường xuyên bám sát mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tích cực đổi mới nội dung phương pháp dạy và học để xác định việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC có chất lượng. Xây dựng mô hình và tham quan mô hình để lồng ghép vào các nội dung bài giảng tăng kỹ năng và kiến thức thực tế cho đội ngũ CBCC.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát huy vai trò của chính quyền cấp xã, đồng thời củng cố và từng bước kiện toàn bộ máy, bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã.

Để phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới, tác giả luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể, đó là: Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực; nâng cao nhận thức nguồn nhân lực; nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực; nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực; tạo động lực làm việc cho nguồn nhân lực; thực hiện hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tất cả các nhóm giải pháp vừa nêu trên có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau nhằm phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Nhân lực là một yếu tố quyết định hoạt động của bất kỳ một tổ chức. Nguồn nhân lực - nguồn lực qúy giá nhất của các tổ chức, đơn vị là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai. Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Vì vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực luôn được đặt lên hành đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức. Trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, nguồn nhân lực cụ thể là đội ngũ CBCC cũng là một yếu tố quyết định đến hoạt động của nền công vụ. Chính vì vậy trong bất kỳ ngành nào, lĩnh vực nào thì việc đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cấp cơ sở - cấp xã là hết sức cần thiết. Trong những năm qua huyện Quảng Ninh đã xác định công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực hành chính cấp xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực hành chính của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.

Để góp phần vào công tác phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, luận văn đã hệ thống hoá và phát triển những lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực hành chính cấp xã nói riêng, đưa ra nội dung tổng quát vềphát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Trên cơ sở đó, luận văn đã thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Quảng Ninh qua 5 năm từ 2012 đến 2016, chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác này và làm rõ nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Công tác phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Quảng Ninh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần nhanh chóng được khắc phục. Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực hành chính cấp xã cho huyện. Những giải pháp trên có thể chưa đầy đủ và hoàn chỉnh nhưng cũng định hình được những hướng đi cần phải có trong việc tổ chức, sử dụng, bố trí, đào tạo và phát triển cán bộ, công chức hành chính cấp xã trong thời gian tới.

Với những kết quả nghiên cứu của luận văn, trong quá trình đổi mới, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng còn nhiều vấn đề mới tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện là một yêu cầu cấp bách. Tác giả hy vọng rằng, luận văn: "Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình"

đóng góp phần nào vào mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn để luận văn được bổ sung đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực tiễn có tính khả thi và sớm đi vào cuộc sống./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII ngày 18/6/1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI).

3. Ngô Thành Can (2010), Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý nhà nước, (175), tr. 8-12.

4. Ngô Thành Can (2012), Chất lượng thực thi công vụ - vấn đề then chốt của cải cách hành chính", Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước.

5. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Lê Anh Cường (2004), “Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự”, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

7. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 9. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công

chức xã, phường, thị trấn.

10. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức.

14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đoàn Nhân Đạo (2011), Chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Trọng Điều (2009),"Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức", Tạp chí Cộng sản, số tháng 10 năm 2009.

17. Nguyễn Đức Đồng (2011), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đà Nẵng.

18. Jerry W. Gilley và các đồng sự (2002), Nguyên tắc của phát triển nguồn nhân lực.

19. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 1 năm 2011.

20. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2011),Nghị quyết số 18/2011/NQ- HĐND ngày 18/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc thông qua Chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.

21. Vũ Trọng Hùng (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NxbThống kê, Hà Nội. 22. Cao Thanh Hương (2011), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý

cấp xã trên đại bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn cao học, Học viện hành chính quốc gia..

23. Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (2012-2016), Niên giám thống kê. 24. Huyện ủy Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khóa

XXIII, Quảng Ninh.

25. Huyện ủy Quảng Ninh (2015), Quảng Ninh-25 năm một chặng đường phát triển.

26. Huyện ủy Quảng Ninh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIV, Quảng Ninh.

27. Huyện ủy Quảng Ninh (2016), Chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy về đổi mới công tác cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020.

28. Bùi Huy Khiên (2013), Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Tạp chí Giáo dục lý luận, số tháng 1/2013.

29. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Leonard Nadler (1984), Cẩm nang về phát triển nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Thái Thị Hồng Minh (2014), “Cải cách chế độ công vụ, công chức - nhu cầu từ thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, (86), tr. 37-42.

32. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.

33. Paul Hersey và Ken Blanc Hard (1995),“Quản lý nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, hà Nội.

34. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

35. Bùi Đình Phong (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội.

36. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội khóa XII (2008), Luật cán bộ, công chức, Nxb Thống kê, Hà Nội. 38. Quốc hội khóa XIII (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

39. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

40. Nguyễn Phú Trọng (1996-2000),Luận cứ khóa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại học đất nước.

41. Tỉnh ủy Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV, Quảng Bình.

42. Tỉnh ủy Quảng Bình (2015), Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới công tác cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020.

43. Nguyễn Đăng Thành (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh với công chức và công vụ của nền hành chính dân chủ cộng hòa, Website tutuonghochiminh.vn. 44. Trần Đình Thắng (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 225/2001/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016-2020.

46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

47. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25/01/ 2016 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025.

48. Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 5(40), tr. 263-268. 49. Diệp Văn Sơn (2012), Xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

cho bộ máy hành chính, Tạp chí phát triển nhân lực, 1, tr. 55.

50. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý (2004),Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

51. UBND huyện Quảng Ninh (2011), Văn bản số 08/HD-UBND ngày 22/3/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh về việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức xã, thị trấn theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

52. Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Ninh (2012 - 2016), Báo cáo hội nghị cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

53. Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Ninh (2013)Báo cáo số 76/BC-UBND ngày 30/5/2013 về tình hình thực hiện quy định pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

54. UBND huyện Quảng Ninh (2016), Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 14/1/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh về số liệu cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

55. Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Ninh (2016), Báo cáo số 256/BC-UBND, ngày 13/12/2016 về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016; phương hướng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực HÀNH CHÍNH cấp xã TRÊN địa bàn HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 103 - 113)