Khái quát về TP.Hồ Chí Minh và những tác động đến Quản lý nhà nƣớc đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

đối với thuế xuất, nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Lãnh thổ TP. Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và 106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều dài của thành phố theo hƣớng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây - đông là 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 59 km đƣờng chim bay. Thành phố có 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km (đƣờng bộ) về phía Nam.

Diện tích toàn thành phố là 2.056,5 km2, trong đó nội thành là 140,3km2, ngoại thành là 1.916,2km2. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16km.

Khí hậu:

Khí hậu TP. Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C). Tp. Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa bình quân năm là 1.979 mm. số ngày mƣa trung bình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lƣợng mƣa tập trung vào các tháng mùa mƣa). Đặc biệt, những cơn mƣa thƣờng xảy ra vào buổi xế chiều, mƣa to nhƣng mau tạnh, đôi khi mƣa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm này

đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông. Thời tiết tốt nhất ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là những tháng trời đẹp. Đặc điểm địa hình:

Địa hình TP. Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hƣớng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình TP. Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lƣợn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nƣớc tƣơng đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dƣới 0 m, đa số chịu ảnh hƣởng của thủy triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích).

Nhìn chung, địa hình TP. Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

Dân số:

TP. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số TP. Hồ Chí Minh là 7.981.900 ngƣời. Tuy nhiên nếu tính những ngƣời cƣ trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là 14 triệu ngƣời.

Về cơ cấu dân tộc, ngƣời Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới ngƣời Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những ngƣời Hoa ở TP. Hồ Chí Minh cƣ trú ở khắp các quận, huyện, nhƣng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

Sự phân bố dân cƣ ở TP. Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 ngƣời/km² thì

các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 ngƣời/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, nhƣ Cần Giờ chỉ có 96 ngƣời/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Chặng đƣờng 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập của thành phố mang tên Bác đã khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và tinh thần "vì cả nƣớc, cùng cả nƣớc". Với truyền thống năng động sáng tạo, bám sát thực tiễn, gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân, dựa vào nhân dân, nhờ lòng dân và sức dân, với bản lĩnh, trí tuệ và nhạy bén nắm bắt cơ hội, đẩy lùi khó khăn, vƣợt qua thách thức, TP. Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; ngày càng khẳng định vai trò là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nƣớc, đầu mối giao lƣu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của cả nƣớc.

Nhìn lại chặng đƣờng 40 năm qua, thành phố luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ đặc biệt của Trung ƣơng Ðảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tháng 9-1982, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết đầu tiên về phát triển thành phố. Tiếp đó là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18-11-2002 và gần đây nhất là Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10-8-2012 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020. Từ những định hƣớng chiến lƣợc quan trọng này, cùng với sự nỗ lực vƣợt bậc, không ngừng, thành phố đã quán triệt, vận dụng, thực hiện sáng tạo đƣờng lối phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN của Ðảng, bám sát thực tiễn, luôn tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn thể nghiệm nhiều cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trƣờng. Vƣợt qua những khó khăn trong 10 năm đầu sau giải phóng, Ðảng bộ và Nhân dân thành phố đã giữ vững thành quả cách mạng, ổn định chính trị - xã hội, khôi phục và phát triển kinh tế.

Kinh tế thành phố luôn duy trì tăng trƣởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục. Nếu trƣớc thời kỳ đổi mới, trong 10 năm (1976 - 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn 1991-2010, thành phố là một trong rất ít địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm. Từ năm 2011 đến nay, thành phố cũng đạt mức tăng trƣởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời liên tục tăng nhanh, từ khoảng 700 USD giai đoạn 1995- 1996, đến năm 2016 đã đạt mức 5.380 USD.

Quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp cho cả nƣớc ngày càng lớn. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nƣớc; đóng góp 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ðến năm 2014, tỷ trọng dịch vụ đã chiếm 59,6% trong GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 39,4%, khu vực nông nghiệp chỉ còn 1% và đang phát triển theo hƣớng hình thành một nền nông nghiệp đô thị sinh thái.

Chất lƣợng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển đô thị bền vững có nhiều tiến bộ rõ rệt. Việc nhận thức đúng và làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đã tạo tiền đề để thành phố phát triển đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, văn hóa - xã hội, cải thiện dân sinh, xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, thành đô thị đặc biệt có sức hội tụ và lan tỏa lớn của vùng và cả nƣớc.

Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có bƣớc tiến tích cực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển. Cùng với thành quả phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân thành phố không ngừng đƣợc cải thiện, an sinh xã hội luôn đƣợc bảo đảm, thu nhập từng bƣớc đƣợc nâng lên. Với truyền thống yêu nƣớc, cách mạng, nhân ái và nghĩa tình, thành phố đã phát huy sức mạnh, trí tuệ của nhân dân và chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân, nhất là ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng, phụng

dƣỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ðến cuối năm 2014, số hộ nghèo có thu nhập từ 16 triệu đồng/ngƣời/năm trở xuống theo chuẩn nghèo của thành phố chỉ còn khoảng 1,3%. Công tác chăm sóc sức khỏe đƣợc quan tâm. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, thành phố là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về phổ cập giáo dục, đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến Quản lý

nhà nƣớc đối với thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Với điều kiện kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh nhƣ trên, có tác động rất lớn đến tình hình thu thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh:

hứ nhất, số lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của TP.

Hồ Chí Minh đông đảo, điều đó tạo ra nguồn thu rất lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu.

hứ hai, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan khi tham gia các hiệp định

thƣơng mại tự do, biểu thuế ƣu đãi đặc biệt trong năm 2017 tiếp tục giảm, đặc biệt là các mặt hàng chiếm số thu lớn nhƣ ô tô, hàng tiêu dùng ảnh hƣởng đến nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu trong tƣơng lai.

hứ a, diễn biến giá dầu thế giới không ổn định tiếp tục ảnh hƣởng đến

nguồn thu nhập khẩu dầu trên địa bàn thành phố trong năm tới.

Thứ t , yêu cầu xử lý khối lƣợng công việc ngày càng gia tăng trong bối cảnh

hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, giao thƣơng thƣơng mại quốc tế ngày càng tăng, với những thay đổi ngày càng nhanh và khó lƣờng đồng thời với áp lực phải tinh giản biên chế của Chính phủ đòi hỏi mạnh mẽ việc tăng cƣờng hiện đại hóa phƣơng pháp quản lý, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng quản lý, sử dụng nguồn nhân lực của ngành.

Thứ năm, yêu cầu về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ, đảm bảo môi trƣờng bình đẳng, công bằng cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Với các yêu cầu và tác động nêu trên, Hải quan Việt Nam nói chung Hải quan Tp. Hồ Chí Minh nói riêng cần phải tiếp tục triển khai các chƣơng trình, kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Hải quan phù hợp với khuyến nghị về xây dựng Hải quan hiện đại của WCO và xu hƣớng phát triển của Hải quan các nƣớc tiên tiến trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với thuế xuất, nhập khẩu tại cục hải quan thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)