Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh
2.2.1. Tình hình thu thuế xuất, nhập khẩu tại cục Hải Quan TP. Hồ Chí
Minh giai đoạn 2012 - 2016
TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, đầu tàu thu ngân sách của cả nƣớc, chiếm 22% kim ngạch xuất nhập khẩu và 37% số thu ngân sách cả nƣớc, trong những năm qua Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò đầu tàu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, trong đó công tác thu ngân sách. Bộ trƣởng đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nỗ lực hơn nữa để hoàn thành vƣợt mức thu ngân sách, bảng dƣới đây mô tả tình hình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012- 2016.
Bảng số 02: Tình hình thu thuế xuất, nhập khẩu giai đoạn 2012 -2106
ơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng thu XNK 78.900 76.671 89.164 93.927 101.157 Trong đó: Thuế (NK+VAT) Thuế (NK+VAT) Thuế (NK+VAT) Thuế (NK+VAT) Thuế (NK+VAT) (Nguồn: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh)
Bảng Số 03: Tỷ trọng kim ngạch & thu nsnn của cả nƣớc & TP. Hồ Chí Minh Năm Kim ngạch Tỷ USD Thu NSNN Tỷ VNĐ Chiếm tỷ trọng so với cả nước
Tăng / giảm của TP.HCM so với năm trước 1 2 3 4 Năm 2012: 1. Kim ngạch: - Cả nƣớc 228,310 - TP.HCM 66,688 Chiếm tỷ trọng 29,20% ( - 7,54%) 2. Số thu NSNN: - Cả nƣớc 197.480,000 - TP.HCM 78.900 Chiếm tỷ trọng 34,47% 0,01% Năm 2013: 1. Kim ngạch: - Cả nƣớc 264,060 - TP.HCM 68,499 Chiếm tỷ trọng 25,94% 2,71% 2. Số thu NSNN: - Cả nƣớc 221.443,000 - TP.HCM 76.671,000 Chiếm tỷ trọng 34,62% 12,61% Năm 2014: 1. Kim ngạch: - Cả nƣớc 298,070
- TP.HCM 73,552 Chiếm tỷ trọng 24,67% 7,33% 2. Số thu NSNN: - Cả nƣớc 253.420,000 - TP.HCM 89.164,000 Chiếm tỷ trọng 35,18% 16,29% Năm 2015: 1. Kim ngạch: - Cả nƣớc 327,590 - TP.HCM 77,614 Chiếm tỷ trọng 23,69% 5,56% 2. Số thu NSNN: - Cả nƣớc 262.000,000 - TP.HCM 93.926,000 Chiếm tỷ trọng 35,84% 5,34% Năm 2016: 1. Kim ngạch: - Cả nƣớc 351,380 - TP.HCM 88,116 Chiếm tỷ trọng 25,07% 13,53% 2. Số thu NSNN: - Cả nƣớc 272.239,000 - TP.HCM 101.157,000 Chiếm tỷ trọng 37,15% 7,69%
Bảng số: 02 thể hiện tình hình thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2016 thể hiện qua các năm thu ngân sách đều có sự tăng trƣởng nhất định, việc thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại với việc triển khai một cách nghiêm túc các kế hoạch, phƣơng án đấu tranh hiệu quả. Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã đẩy nhanh tiến độ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để hoàn tất truy thu thuế; Đẩy mạnh tiến độ tham vấn giá và tăng thu ngân sách đối với các lô hàng nhập khẩu khai báo giá thấp. Đồng thời, quan tâm đến công tác xây dựng lực lƣợng, đảm bảo đoàn kết, thống nhất nội bộ; Tuyên truyền những việc làm tốt, tấm gƣơng tốt của đơn vị để nhân rộng, phát huy…
Tính đến hết ngày 31/12/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu TP. Hồ Chí Minh đạt: 97,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ 2016. Tổng số thu ngân sách của đơn vị đạt: 109.065 tỷ đồng đạt: 100,06% chỉ tiêu thu NSNN, tăng 7,75% (tăng 7.908 tỷ đồng) so với năm 2016, tăng,16,1% (tăng 15.139 tỷ đồng) so với năm 2015.
3
2.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục
Hải Quan TP. Hồ Chí Minh
2.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh:
Ngày 11/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 09/QĐ thành lập Cục Hải quan miền Nam (tiền thân của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện nay), trực thuộc Tổng nha Ngoại thƣơng. Nhiệm vụ chủ yếu của Cục Hải quan miền Nam là: tiếp quản Tổng nha Quan thuế ngụy quyền Sài Gòn và tổ chức lực lƣợng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ hải quan sau ngày giải phóng.
Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử cả nƣớc bầu ra Quốc hội thống nhất. Từ ngày 24/6/1976 đến ngày 03/7/1976, Quốc hội nƣớc Việt Nam thống nhất họp kỳ thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội đổi tên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 12/8/1976, Hội nghị Hải quan toàn quốc lần thứ I họp tại TP. Hồ Chí Minh thống nhất Hải quan 2 miền Nam - Bắc.
Ngày 05/3/1979 Chính phủ đã có Chỉ thị số 80/CT Quyết định chuyển tổ chức Hải quan địa phƣơng thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan - Bộ Ngoại thƣơng.
Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nƣớc phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng; ngay sau đó Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Nghị quyết số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Hải quan Việt Nam đƣợc xác định là "Công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nƣớc có chức năng kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nƣớc CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm bảo đảm thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, ngoại hối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc".
Ngày 04/9/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho đến nay. Ngày 06/9/2016 Bộ Tài chính có Quyết định số 1919/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Hiện nay Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phƣơng trực thuộc Tổng cục Hải quan.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
Theo quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/09/2016 của Bộ trƣởng Tài chính năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, theo đó:
Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nƣớc về hải quan và tổ chức thực thi pháp Luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
Cục Hải quan có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Bảng số 04: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; c) Áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động đƣợc giao theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đ) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; e) Tổ chức thực hiện chế độ ƣu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan; g) Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; h) Thống kê nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 2. Hƣớng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tƣơng đƣơng thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ đƣợc giao. 3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật. 4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trƣởng
Tổng cục Hải quan những vƣớng mắc phát sinh, các vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. 6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan. 7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. 8. Tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn. 9. Hƣớng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 10. Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan. 11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định. 12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng công chức, ngƣời lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính. 13. Quản lý, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phƣơng tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
Về nhân sự và trình độ học vấn của Cán bộ, công chức của Cục Hải Quan để thực hiện chức năng và nhiệm vụ quy định nhƣ trên có thể biểu hiện dƣới bảng sau.
Bảng số 05 : Số liệu số lƣợng cán bộ công chức về trình độ học vấn và trình độ chính trị
Số Năm Trinh độ học vấn Trình độ lý luận chính
trị
Trình độ ngoại ngữ
Đại Học Sau Đại Học Trung Cấp Cao Cấp 100 % (A)
2012 85,2 % 0,3% 33,68 % 6,45 % 100 %(A)
2013 97,1 % 0,32% 33,58 % 6,66 % 100 %(A)
2014 98 % 0,38% 35,91 % 6, 46 % 100 %(A)
2015 100 % 0,41% 35,22 % 6,13 % 100 %(A)
2016 100 % 0,47 34,6 % 5,89 % 100 %(A)
2.2.3. Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế xuất, thuế nhập khẩu
Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. HCM bao gồm hoạt động xác định thông tin ngƣời nộp thuế và thông qua các chi cục Hải quan để xây dựng, thu thập thông tin “Hệ thống cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế” bao gồm các nội dung cơ bản:
hứ nhất, xác định các loại thông tin bao gồm:
- Thông tin từ các hồ sơ khai thuế, hồ sơ hải quan; các Báo cáo tài chính, Báo cáo niêm yết; các Báo cáo của ngƣời nộp thuế;... theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật có liên quan;
- Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc: Đăng ký thuế; kê khai thuế, nộp thuế; nợ thuế; miễn, giảm thuế; kê khai hoàn thuế, hoàn thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; thông tin từ kết quả kiểm tra, thanh tra; xử lý nợ thuế; các thông tin, các văn bản phạt vi phạm hành chính về pháp luật thuế; nợ thuế và các biện pháp khác của cơ quan thuế từng thời kỳ;
- Thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền và các cơ quan tổ chức có liên quan về đầu tƣ; xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thông tin về giao dịch liên kết; thông tin về giao dịch qua ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng khác; thông tin vi phạm pháp luật hải quan; vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự, hình sự;
- Thông tin thu thập từ mua tin, trao đổi thông tin trong nƣớc, ngoài nƣớc, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nƣớc ngoài theo các điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nƣớc liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác thuế;
- Các nguồn thông tin có liên quan khác.
hứ hai, các Chi cục hải quan tổ chức xây dựng, thu thập thông tin “Hệ thống
cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế” bao gồm: Thu thập thông tin từ ngƣời nộp thuế; Phối hợp trao đổi thông tin; Thu thập thông tin trên cơ sở hoạt động nghiệp vụ;
Thông tin từ bên thứ ba có liên quan nhƣ Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh trong và ngoài nƣớc của ngƣời nộp thuế;Thông tin từ đơn thƣ tố cáo trốn thuế, gian lận thuế sau khi đã có kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền và đƣợc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu; Thông tin, dữ liệu từ các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực cung cấp thông tin; Các nguồn chính thức khác theo quy định của pháp luật (Bao gồm cả thông tin đƣợc phép mua theo quy định của pháp luật).
Bảng dƣới đây mô tả thông tin ngƣời nộp thuế xuất, nhập khẩu giai đoạn 2012-2016 do Cục Hải Quan TP. Hồ Chí Minh tổng hợp để theo dõi đối tƣợng nộp thuế qua các năm.
Bảng số 06: Số liệu về thông tin ngƣời ngƣời nộp thuế xuất, nhập khẩu giai đoạn 2012-2016
( ơn vị tính: đơn vị)
Năm
Số lƣợng DN nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
(Doanh nghiệp) 2012 24.972 2013 26.686 2014 37.718 2015 35.026 2016 40.709
(Nguồn: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh)
Từ bảng trên, có thể nhận thấy thông tin về ngƣời nộp thuế xuất, nhập khẩu có số lƣợng tăng qua các năm, trong đó số lƣợng doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu năm 2012 là 24.972 doanh nghiệp, năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp nộp thuế đƣợc Cục Hải quan ghi nhận là 26.686 doanh nghiệp, tăng 6,42% so với năm 2012, đến năm 2016 số lƣợng doanh nghiệp kê khai, nộp thuế là 40.709 doanh nghiệp, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2012. Điều đó cho thấy, hoạt động kê khai nộp thuế và thu thập thông tin của ngƣời nộp thuế từng bƣớc đã có hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
2.2.4. Quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2.2.4.1. Quản lý khai thuế(VNACCS)
Với ngƣời khai hải quan, hệ thống mới này có những ƣu điểm nổi bật nhƣ sau: