Tình yêu của em với cây phượng.

Một phần của tài liệu tuần 4-29 (Trang 43 - 44)

* Loài cây phượng trong cuộc sống con người: - Gắn bó với cuộc sống của con người toả mát trên những con đường, ngôi trường, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành. * Loài cây phượng trong cuộc sống của em. - Chính màu đỏ của hoa phượng, âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn tươi vui rộn ràng.

- Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy cô, bạn bè thân yêu →cây phượng chính là “ Loài cây em yêu”.

3. Kết bài:

- Em rất yêu quý cây phượng .

- Cây phương chính là người bạn tuổi học trò . - Cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.

III-Thực hành viết thành văn bản

- Hs thực hành viết các đoạn văn.

4. Củng cố:

- Thông qua phần luyện tập - Đọc bài tham khảo

5. Dặn dò:

- Làm hoàn chỉnh bài vào vở - Soạn bài “Qua đèo Ngang”

******

Tuần NGÀY SOẠN

Tiết NGÀY DẠY

Văn bản: QUA ĐÈO NGANG

(Bà Huyện Thanh Quan)

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

1- Kiến thức: Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo Ngang.

2- Kỹ năng: Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

3- Thái độ: Yêu mến và tự hào phong cảnh của đất nước đồng thời biết chia sẻ nỗi lòng với những người phụ nữ xưa.

II TIẾN TRÌNH

1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bài “Bánh trôi nước” và nêu ý nghĩa.

3. Bài mới :

-Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng của đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ Vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Qúat có bài “Đăng Hoành Sơn” (Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài “Qúa Hoành Sơn” (Qua núi Hoành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài “Hoành Sơn Xuân Vọng” (Mùa xuân trên núi Hoành Sơn) … Nhưng được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

HOẠT ĐỘNG GV- HS NỘI DUNG BS

*Hoạt động 1: Khởi động

( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- HS đọc phần chú thích SGK

H: Em hãy nêu những nét chính về tác giả? Đọc văn bản :

- GV hướng dẫn HS đọc:

Đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn thể hiện được tâm trạng của nhà thơ.

- GV đọc mẫu, gọi HS đọc, GV nhận xét - Đọc qua bài thơ, em hãy cho biết số câu trong bài, số chữ trong câu và cách gieo vần? -GV: Ngoài ra bài thơ còn có phép đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc, khi phân tích chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. =>Thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Bố cục: Có nhiều cách phân tích bố cục bài bát cú Đường luật, sau đây là cách phân tích quen thuộc.

+ Đề: Câu 1 là phá đề (mở ý của đầu bài) Câu 2 là thừa đề (tiếp ý câu trên và chuyển vào thân bài)

+ Thực: (câu 3, 4) giải thích rõ ý đầu bài.

+ Luận: (câu 5, 6) phát triển rộng ý đầu bài.

+ Kết: (câu 7, 8) kết thúc ý toàn bài.

- HS đọc 2 câu đề.

H- Em hiểu gì về địa danh Đèo Ngang?

H- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày?

H- Cảnh vật ở đây có đặc điểm gì? H- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?

Một phần của tài liệu tuần 4-29 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w