1-Kiến thức:- Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
2-Kỹ năng:- Sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hơp với hoàn cảnh giao tiếp. 3-Thái độ: Tránh lạm dụng từ Hán Việt, có ý thức giữ gìn Tiếng Việt.
II .TIẾN TRÌNH
1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 2. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và đọc ghi nhớ. - Đọc thuộc lòng “Bài ca Côn Sơn” và cho biết đôi nét về tác giả - tác phẩm
- Qua tác phẩm “Bài ca Côn Sơn, ta thấy được điều gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Ở tiết học trước, các em đã tìm hiểu về từ Hán Việt. Sử dụng từ Hán Việt cũng như các loại từ khác, trước hết phải dùng từ đúng ý nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt để sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
HOẠT ĐỘNG GV- HS NỘI DUNG BS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Đọc các câu ở SGK tr 81 để học sinh quan sát. H- Những từ HV in đậm trong các VD trên là những từ nào?
H- Tìm các từ Thuần Việt có nghĩa tương đương với các từ HV trên?
H- Tại sao các câu văn trên dùng từ Hán Việt: phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi mà không dùng các từ: đàn bà, chết, chôn, xác chết?
H- Hãy so sánh sắc thái biểu cảm của hai loại từ này ở các ví dụ trên? +Phụ nữ, mai táng, từ trần =>mang sắc thái trân trọng biểu thị thái độ tôn kính. Đàn bà,chôn, chết =>mang sắc thái tho tục,suông sã. Tử thi =>sắc thái
tao nhã, lịch sự. xác chết =>tạo cảm giác ghê sợ.
+Phụ nữ, mai táng, từ trần gợi cho em cảm giác gì?