và bài học tham khảo cho huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc chia tách địa giới hành chính, kể từ ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Nhằm sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những đô thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Thành phố đã nỗ lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XX, định hướng đầu tư công ở Đà Nẵng trong thời gian tới, tập trung vào: đầu tư NSNN tập trung cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn và các ngành
công nghiệp công nghệ cao; Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, gắn kết với hạ tầng giao thông liên tỉnh, quốc tế và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó thì Thành phố Đà Nẵng cũng sớm ban hành các tiêu chí thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư bằng vốn NSNN, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tiến hành rà soát, đánh giá lại tất cả các dự án đang thực hiện hoặc trong quy hoạch để phân loại theo thứ tự ưu tiên thực hiện, kiên quyết loại bỏ các dự án không còn đáp ứng tiêu chí đặt ra.
Thành phố Đà Nẵng tăng cường nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước.
Thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch dài hạn về vận động vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ. Tăng cường quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, NGO một cách hiệu quả, tiết kiệm.
1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Quán triệt chủ trương tái cấu trúc đầu tư công, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện điều chỉnh vai trò của Nhà nước trong hoạt động đầu tư công, phân bổ lại chức năng và nhiệm vụ của các Sở, ban ngành cụ thể trong công tác tái cấu trúc đầu tư công. Ý tưởng cơ bản là giảm đầu tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng, đặt đầu tư xã hội trong mối quan hệ cân đối với các biến số cơ bản khác của nền kinh tế.
Ngoài ra các cấp chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tăng cường thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư, ưu tiên các dự án xã hội bằng việc đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa, cụ thể là thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ý tế, văn hóa thể thao, vệ sinh môi trường…
Trong giai đoạn 2015, khi các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công nói chung, quản lý nhà nước về đầu tư công nói riêng chưa được ban hành, hoặc được ban hành nhưng không nhiều thì UBND thành phố Hồ Chí Minh theo thẩm quyền của mình đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số vấn đề trong lĩnh vực đầu tư công, góp phần tạo cơ sở pháp luật cho hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh được tiến hành một cách hợp pháp và thống nhất.
Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách tương đối dồi dào, nhưng tỉ lệ trích nộp về ngân sách quá cao khiến ngân sách đầu tư cho các chương trình, dự án đầu tư công không đáp ứng được nhu cầu thực tế, thành phố Hồ Chí Minh đã có một số sáng kiến thu hút các nguồn vốn khác nhau phục vụ cho chương trình dự án đầu tư công.
1.3.3. Bài học tham khảo về quản lý đầu tư công cho huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định
Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công của Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định như sau:
Thứ nhất, Công tác quy hoạch được xác định có vị trí quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tương lai, nhất thiết phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai, mở rộng thu hút vốn đầu tư, khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt đối với những dự án xây dựng hạ tầng xã hội có nguồn vốn đầu tư lớn để giám áp lực từ nguồn vốn ngân sách.
Thứ ba, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, dự án chuyển tiếp, dở dang để đảm bảo tiến độ, dự án dân sinh bức xúc, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.
Thứ tư, để quản lý đầu tư công có hiệu quả cần tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá và chống tham nhũng trong quản lý đầu tư công.
Tóm tắt chương 1
Đầu tư công có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy quản lý đầu tư công có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng tới hoạt động đầu tư công có hiệu quả. Trong chương 1 luận văn làm rõ các khái niệm về đầu tư, đầu tư công, quản lý, quản lý nhà nước để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý đầu tư công. Trên cơ sở phân tích khái niệm quản lý đầu tư công luận văn đã phân tích sự cần thiết phải có sự quản lý đối với hoạt động đầu tư công, các bước trong quy trình quản lý đầu tư công cũng như những nguyên tắc cần phải tuân theo khi thực hiện công tác quản lý đầu tư công. Chương 1 luận văn tập trung phân tích cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công dưới góc độ quản lý nhà nước, tác giả tập trung phân tích về các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư công, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư công cũng như tìm hiểu kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số địa phương trong cả nước và rút ra bài học tham khảo để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng về quản lý đầu tư công ở chương 2 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH