Thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 62 - 70)

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư công tại huyện Hoài Nhơn

UBND huyện Hoài Nhơn là chủ thể quản lý đầu tư công trên địa bàn, UBND huyện là đơn vị hành chính trực tiếp QLNN đối với đầu tư công. UBND huyện Hoài Nhơn là cấp quản lý trung gian giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền xã. UBND huyện Hoài Nhơn có nhiệm vụ Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý; Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý; Quyết định chủ trương đầu tư dự án; Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý; Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, công tác giá; kế hoạch và đầu tư; công tác quy hoạch; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân Huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hình 2.2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu tư công tại Huyện Hoài Nhơn

Nguồn: Tác giả mô hình hóa dựa trên thực tế công việc tại cơ quan

2.3.2. Công tác ban hành các văn bản quy định về quản lý đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

UBND huyện Hoài Nhơn rất quan tâm đến việc ban hành và phổ biến văn bản về các hoạt động liên quan đến đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, do đó công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện của HĐND, UBND huyện về đầu tư công đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thường xuyên được bổ sung, sữa đổi để phù hợp với các quy định mới và cũng như tình hình thực tế của địa phương đã nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện.

UBND Huyện Phòng tài chính kế hoạch

Trưởng Phòng Phó trưởng Phòng Phụ trách Quản lý Ngân sách Bộ phận phụ trách Quản lý ngân sách Phó trưởng Phòng Phụ trách Kế hoạch đầu tư

Bộ phận phụ trách Kế hoạch đầu tư

Nhằm cụ thể hóa các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện, căn cứ Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, UBND huyện đã ban hành nhiều Quyết định, chỉ thị về quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, thẩm quyền quyết định đầu tư... cụ thể các văn bản UBND huyện Hoài Nhơn đã ban hành như:

Quyết định 5003/QĐ-CTUBND ngày 18/09/2012 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn XDCB năm 2012.

Quyết định 03/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn XDCB năm 2013.

Công văn 172/UBND-CV ngày 20/03/2013 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc khẩn trương hoàn thành giải ngân hết nguồn vốn TW hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

Công văn 485/UBND-VP ngày 11/07/2013 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc triển khai xây dựng các hạng mục công trình tại khu tái định cư Gò Gương Bồng Sơn.

Thông báo 297/TB-UBND ngày 15/11/2013 của UBND huyện Hoài Nhơn thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quốc Việt về chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng năm 2013.

Công văn số 950/UBND-TCKH ngày 26/11/2014 về việc thực hiện báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo năm 2014.

Quyết định 9803/QĐ-UBND ngày 22/09/2014 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc thu hồi đất để xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km 1125-Km1153 huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Công văn 964/UBND-XD ngày 07/11/2016 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc tăng cường quản lý dự án đầu tư, quản lý chất lượng xây dựng công trình.

Công tác hướng dẫn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng được quan tâm chỉ đạo, các ngành đã thường xuyên cập nhật, hướng dẫn các chủ đầu tư, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, công tác phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức thực hiện còn sơ sài, chưa quán triệt sâu rộng đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, dẫn đến có nơi thực hiện chưa đúng quy định. Vốn đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn ngân sách huyện và các nguồn huy động hợp pháp rất khó khăn, dẫn đến còn nhiều công trình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng, nhất là các công trình thuộc nguồn cân đối ngân sách phân cấp huyện, nguồn vốn 30a.

Hệ thống văn bản pháp luật từng bước được hoàn thiện cùng với việc phân cấp quản lý mạnh mẽ đã góp phần khắc phục dần các tồn tại trong đầu tư xây dựng như phân bổ vốn đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp,... Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và nhà thầu về cơ bản chấp hành tương đối đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, các bước thực hiện đều tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định. Nhiều công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Các

chương trình hỗ trợ có mục tiêu trong đó chủ yếu là đầu tư xây dựng các công trình nhỏ được thực hiện ở các địa bàn vùng cao, khó khăn đã tạo điều kiện cho người dân nghèo ổn định và phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc.

2.3.3 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Về công tác quy hoạch, huyện Ủy, UBND đã đỉ đạo các bước xây dựng quy hoạch đối với hoạt động đầu tư công bao gồm :

Công tác lập quy hoạch đã được thực hiện gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015, tầm nhìn 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp xã; quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch xây dựng huyện và quy hoạch sử dụng đất các cấp. Các bước tiến hành lập quy hoạch tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Việc thẩm định quy hoạch được tổ chức thực hiện phù hợp với Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị, thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Công tác phê duyệt quy hoạch được các chủ đầu tư thực hiện và trình duyệt đúng thẩm quyền và thời gian quy định.

Về công tác kế hoạch, UBND huyện trên cơ sở quy hoạch chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch, cụ thể:

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Hoài Nhơn được xây dựng căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Khung hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện ban hành Chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện để UBND các xã các

ngành triển khai thực hiện.Trên cơ sở đó tài chính kế hoạch hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện được tổng hợp từ kế hoạch của các cấp, các ngành, tuân thủ đúng các yêu cầu tại Chỉ thị xây dựng kế hoạch, Khung hướng dẫn và phù hợp với kế hoạch 5 năm. Trong quá trình xây dựng kế hoạch có sự giám sát, thẩm tra của các phòng ban liên quan và ý kiến tham gia của Sở Kế hoạch đầu tư, sở tài chính.

Có thể nói, công tác quy hoạch và kế hoạch của huyện Hoài Nhơn đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, các phương án quy hoạch đã bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của huyện, phù hợp với tình hình điều kiện tự nhiên và nguồn lực của địa phương; làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, đồng thời làm căn cứ huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế như đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm, việc xác định các công trình trọng điểm cấp thiết để ưu tiên đầu tư đáp ứng việc kích cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện chưa đạt mục đích.

2.3.4. Thực trạng công tác đánh giá, giám sát đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn huyện được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các ngành, UBND các xã, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong công tác giám sát đầu tư, thường xuyên đôn đốc, nên công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Các dự án được các chủ đầu tư thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thực hiện; hàng quý, 6 tháng và năm báo cáo kết quả thực hiện.

Tuy nhiên, chất lượng công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn vẫn còn những hạn chế, báo cáo định kỳ chưa được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, nội dung một số báo cáo còn thiếu thông tin theo quy định.

2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư công trên đia bàn huyện Hoài Nhơn

Trong những năm qua, Hoài Nhơn đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về phân bổ vốn và sử dụng vốn đầu tư ở các xã. Nội dung thanh tra tập trung vào các vấn đề như: công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển; công tác lập, bố trí vốn đầu tư cho các dự án; công tác quản lý và sử dụng vốn tại các dự án; công tác triển khai, thực hiện các dự án đầu tư; công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Theo số liệu của Thanh tra huyện, giai đoạn 2012 đến 2016, Thanh tra huyện và các ngành đã tiến hành triển khai cuộc thanh tra (thanh tra huyện 15 cuộc). Tổng số tiền vi phạm được phát hiện là 975.788.428 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 460.233.310 đồng cụ thể:

+ Năm 2012: huyện tiến hành 6 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 354.215.356 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 107.562.302 đồng;

+ Năm 2013: huyện tiến hành 5 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 322.494.713 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 104.801.398 đồng;

+ Năm 2014: huyện tiến hành 7 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 312.562.125 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 101.203.698 đồng;

+ Năm 2015: huyện tiến hành 5 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 379.472.823 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 111.364.398 đồng.

+ Năm 2016: Thanh tra huyện tiến hành 6 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm là 316.557.540 đồng; kiến nghị xử lý thu nộp NSNN 173.820.892 đồng;

Qua thanh tra cho thấy phần lớn các dự án đều có các sai sót trong khâu lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán như tính sai khối lượng; thiết kế thiếu chi tiết; số liệu khảo sát chưa phản ánh đúng thực tế, dẫn đến giải pháp kỹ thuật chưa phù hợp nên phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.

Các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã được các chủ đầu tư kịp thời khắc phục; chủ đầu tư đã chấp hành nghiêm túc kết luận của thanh tra và thực hiện đầy đủ nghĩ vụ tài chính theo kết luận của thanh tra.

Nhìn chung công tác thanh tra kiểm tra được các cấp quan tâm nên đã có nhiều chuyển biến Qua kết luận của thanh tra và kết quả các cuộc kiểm tra, các cấp, các ngành đã kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện có biện pháp khắc phục và chỉ đạo cụ thể đối với các chủ đầu tư, nên tiến độ thực hiện các dự án đã có chuyển biến, tiến độ giải ngân đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và số dư tạm ứng ở các dự án đã giảm; các sai phạm đã được khắc phục; các chủ đầu tư đã chấp hành nghiêm túc kết luận của thanh tra và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Các tồn tại, sai phạm về đầu tư xây dựng được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra:

- Hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và còn thiếu thống nhất về một số nội dung nên dẫn tới việc hiểu và vận dụng thực hiện khác nhau.

- Công tác khảo sát để lập hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật còn yếu kém, sai sót dẫn tới phải điều chỉnh, bổ sung khối lượng thực hiện.

- Trong công tác lập dự toán công trình vẫn còn tình trạng áp sai đơn giá, định mức, khối lượng làm tăng chi phí xây dựng.

- Còn có tình trạng tổ chức đấu thầu hình thức, có biểu hiện thông thầu, đặc biệt đối với các công trình nhỏ ở các địa phương dẫn tới hiệu quả đấu thầu thấp, không có tính cạnh tranh.

- Tiến độ thực hiện chậm ở hầu hết các dự án, công trình được thanh tra, kiểm tra dẫn tới tăng chi phí xây dựng, hiệu quả đầu tư thấp.

- Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng thực hiện còn nhiều sai sót, sai phạm, giải ngân chậm. Qua thanh tra các dự án đầu tư xây dựng trong 3 năm, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành và địa phương cả nước đã kiến nghị giảm trừ thanh toán, xuất toán và thu hồi hàng ngàn tỷ đồng.

- Công tác quyết toán dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng hầu hết đều thực hiện chậm, không đúng thời gian quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)