Đánh giá chung thực trạng quản lý đối với đầu tư công trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 70 - 83)

huyện Hoài Nhơn

2.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Thứ nhất, với số vốn được trung ương giao từ năm 2012-2016 và các nguồn vốn khác, huyện đã sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh.

Thứ hai, từ năm 2012 đến nay các dự án, công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trong vùng hưởng lợi dự án. Nhìn chung các dự án thi công có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phát huy hiệu quả dự án.

Thứ ba, trong quá trình quả lý đầu tư công trên địa bàn huyện, UBND huyện Hoài Nhơn luôn tuân thủ đúng các quy định chung của cả nước về đầu tư công. Đồng thời, căn cứ các quy định này, Hoài Nhơn cũng banh hành các văn bản hướng dẫn, các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền. Tất cả các bước “cần phải có” trong quy trình quản lý đầu tư công hiệu quả đều đã được thực hiện trong thực tế. Các quy hoạch sau khi phê duyệt được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức kinh tế, xã hội và mọi người dân được biết, là căn cứ để các cấp, các ngành xây dựng, chấp thuận, phê duyệt các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư được thực hiện phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có tác động và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Việc triển khai thực hiện dự án: Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán dự án hoàn thành đưa vào sử dụng đã thực hiện đúng theo các quy định.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

2.4.2.1. Hạn chế trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thì công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:

Thứ nhất, Bộ máy quản lý đầu tư công chưa hiệu quả. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa ngang tầm, yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành gây thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ cán bộ, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư xây dựng còn kém. Lãnh đạo không ít xã chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của mình

trong công tác đầu tư xây dựng. Báo cáo của các xã về đầu tư vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, Công tác quy hoạch của huyện hiện nay chưa theo kịp với yêu cầu phát triển bền vững. Nhiều quy hoạch chất lượng chưa cao, tầm nhìn còn hạn chế, chậm được điều chỉnh, các quy hoạch ngành và địa phương chưa được lồng ghép kết nối vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, các đơn vị tư vấn nghiên cứu quy hoạch còn hạn chế về ý tưởng, chất lượng đề án quy hoạch chưa cao.

Thứ ba, quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém làm thất thoát vốn đầu tư và chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Trong phân bổ vốn đầu tư, một địa phương phân bổ vốn cho dự án không đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa thường xuyên, liên tục, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng. Công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp. Hầu như rất ít vụ tham nhũng gây thất thoát, lãng phí được phát hiện thông qua giám sát nội bộ hoặc giám sát của đại diện chủ sở hữu hoặc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Một số xã trong một số dự án cụ thể đã không chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, dẫn đến tình trạng phân bổ vốn đầu tư dàn trải, nợ đọng, kéo dài tiến độ thực hiện, gây lãng phí, thất thoát trong đầu tư. Một số các dự án đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy các công trình, dự án đều có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết

kế, đấu thầu, sử dụng vốn có đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh toán khống, quyết toán sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức… gây thất thoát, lãng phí. Việc xử lý các sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa kịp thời, nghiêm minh. Việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quá trình đầu tư dự án không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ô, thất thoát trong đầu tư, xây dựng. Vì vậy, đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư công.

Thứ năm, công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu xuất phát từ nguyên nhân các phòng ban, cơ quan chưa tập trung lập và hoàn thành các quy hoạch ngành, lãnh thổ, khu vực và quy hoạch chi tiết. Sự thiếu đồng bộ trong công tác lập quy hoạch xuất phát từ việc thiếu phối hợp quy hoạch giữa các phòng ban chức năng liên quan.

Thứ sáu, hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, việc lấy ý kiến của các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của chính sách, pháp luật còn bị động. Hệ thống các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư (đất đai, xây dựng, thuế…) đã gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa. Hiện tượng phân tán, chồng chéo, trùng lắp về thủ tục hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, gây trở ngại, đẩy chi phí đầu tư lên cao, làm môi trường đầu tư kinh doanh của Hoài Nhơn kém tính hấp dẫn, cạnh tranh.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công được nêu ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tư, thẩm quyền quyết định đầu tư, vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt… là những nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tư chưa đúng. Tăng GDP chạy theo số lượng, tìm mọi cách tăng lượng vốn đầu tư, trước hết là đầu tư công diễn ra phổ biến trong tổ chức thực hiện đầu tư. Bố trí đầu tư vượt quá khả năng cho phép, phân bổ đầu tư cho cả những dự án chưa đủ thủ tục, những dự án chưa cần thiết, bất chấp hiệu quả làm phát sinh đầu tư dàn trải, nợ đọng lớn. Trong nhiều dự án, chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng tách rời người vận hành công trình sau khi công trình được đưa vào sử dụng nên chủ đầu tư thường buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nhà thầu; có trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu câu kết với nhau để thực hiện các hành vi sai trái.

Thứ hai, tình trạng vi phạm trong quản lý nhà nước đối với đầu tư công vẫn còn là do nguyên nhân kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thiếu thường xuyên và đội ngũ thanh tra, kiểm tra, kiểm sát không đủ về số lượng và chất lượng. Xử lý sau thanh tra, không kiên quyết né tránh, kéo dài và nhiều công việc thanh quyết toán không được kiểm tra.

Thứ ba, do đầu tư phân tán, vốn ưu tiên được phân bổ vào quá nhiều dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến dư thừa công suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận

hành không giảm; đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tư các dự án không cần thiết dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình dở dang, không hoàn thành được, lãng phí vốn đầu tư.

Thứ tư, tư duy ỷ lại vào đầu tư của ngân sách nhà nước còn nặng nề. Các xã ít chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn vốn khác như đầu tư tư nhân để tham gia đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Khi vốn ngân sách không đáp ứng được tiến độ thi công, nhất là trong điều kiện giá xây dựng đang tăng cao như hiện nay, thì việc huy động dự án vào sản xuất, kinh doanh bị chậm, không phát huy được hết công suất.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả tập trung phân tích thực trạng để làm rõ bức tranh toàn cảnh về quản lý nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Mở đầu chương 2 tác giả giới thiệu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tìm kiếm những lợi thế và khó khăn từ điều kiện thực tế của huyện Hoài Nhơn. Tiếp đến khái quát hóa về tình hình đầu tư công của huyện và tập trung phân tích thực trạng quản lý công tại huyện Hoài Nhơn trên cơ sở khung lý luận đã đề cập ở chương 1. Trên cơ sở phân tích thực tế tác giả tiếp tục đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương để tìm ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế còn gặp phải và tìm ra các nguyên nhân để đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Quan điểm và phương hướng quản lý đầu tư công tại huyện Hoài Nhơn Bình Định

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Nhơn đến năm 2020 Hoài Nhơn là một huyện đồng bằng ven biển có vị trí chiến lược quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội phía Bắc của tỉnh Bình Định. Huyện có diện tích tự nhiên 420,85 km2, với 15 đơn vị hành chính xã và 02 thị trấn là Bồng Sơn và Tam Quan. Huyện Hoài Nhơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - du lịch và công nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi còn đan xen những khó khăn thách thức phát sinh. Phát huy thành quả đạt được những năm qua, trong giai đoạn (2016-2020) UBND huyện đã đặt ra mục tiêu tổng quát là: phát triển kinh tế huyện Hoài Nhơn dựa trên những thế mạnh của huyện và tất cả đều phải được đặt trong tổng thể phát triển của tỉnh Bình Định. Theo đó, huyện cần đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, không ngừng nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; phát triển kinh tế biển, khuyến khích đánh bắt hải sản xa bờ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản; xây dựng chuỗi giá trị đánh bắt, xuất khẩu cá ngừ đại dương. Đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; đầu tư phát triển các cụm công nghiệp đang có và đầu tư phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch làng nghề.

Tập trung đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và tăng cường đoàn kết; huy động mọi nguồn lực cho công cuộc xây dựng và phát

triển huyện Hoài Nhơn. Tạo điều kiện về môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại, dịch vụ. Đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật- xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, thực hiện tốt các chương trình và chính sách xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng huyện Hoài Nhơn ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.

Các chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể:

Chỉ tiêu kinh tế: Đến năm 2020 tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) tăng 17,7%. Trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 23,1%; thương mại - dịch vụ tăng 22% so với năm 2016. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 25,9%; công nghiệp - xây dựng - dịch vụ 74,1%. Sản lượng lương thực: 92.060 tấn. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản: 47.800 tấn. Tổng thu ngân sách phát sinh trên địa bàn huyện: 262,670 tỷ đồng.

Chỉ tiêu xã hội Mức giảm tỷ suất sinh: 0,15‰. Tỷ lệ giảm sinh con thứ 3 trở lên: 0,25%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 86%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn: 11,42%. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: 02 trường. Số thôn, khối phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa: 77,4%. Số cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hóa: 98,5%. Số lao động được tạo việc làm mới: 5.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề: 65%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm: 2%. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 97%. Xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới: 03 xã. Tỷ lệ che phủ rừng: 44,5%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải: 78%.

cao vai trò của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và toàn tỉnh Bình Định nói chung. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 2.400 tàu cá, hoạt động trên khắp các ngư trường trong cả nước, hàng năm khai thác trên 45.000 tấn hải sản các loại, trong đó có trên 8.000 tấn cá ngừ đại dương và các loài hải sản có giá trị khác… Để phát triển kinh tế biển, Hoài Nhơn cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân của Chính phủ; đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác và sản xuất; đào tạo đội ngũ ngư dân có trình độ, thực hiện tốt quy trình đánh bắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đầu tư CÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)