Tổchức thực hiện pháp luật bảo vệmôi trườngtrên địabàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 69)

Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật và pháp quy của cấp trên về nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại địa phương; trong các năm qua, Phòng Tài nguyênvà môi trường huyện đã xây dựng nhiều kế hoạch và chương trình để tổ chức triểnkhai thực hiện.Xác định các văn bản quy phạm pháp luật và pháp quy là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước quantrọng nên Phòng Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm và đầu tư xây dựngcó chất lượng, ngày càng hiệu quả. Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác xây dựng kế hoạch, chương trìnhcủa Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiều tiến bộ, đã thực hiệntốt vai tròtham mưu trong công tác quản lý môi

Một là, Xây dựng mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.Từ

năm 2017 đến 2018, trên địa bàn huyện Hương Khê đã triển khai thực hiện thí điểm Chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Thị trấn Huyện Hương Khê.Để hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt đúng theo quyđịnh và đảm bảo quy trình của huyện; Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chứctập huấn cho người dântrên địa bàn Thị trấn huyện.Theo đó, rác thải không phân hủy sẽ được đem đi đốt, rác thải rắn dùng để tái chế và rác thải phân hủy được dùng chế phẩm sinh học ủ làm phân vi sinh.Huyện vận động các hộ gia đình tự bỏ kinh phí mua thùng đựng rác và chế phẩm sinh học để ủ rác làm phân bón, đồng thời hướng dẫn người dân tận dụng các thùng nhựa để đựng các loại rác thải ướt phân hủy; còn đối với loại rác thải khô có thể đựng bằng thùng các ton. Thông qua lớp tập huấn, người dân huyện Hương Khê đã được nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về thu gom, phân loại và xử lý rác thải và nước thải trong sinh hoạt, góp phần chuyển biến về nhận thức và hành động trong việc tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần cải thiện môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp trong xây dựng Nông thôn mới ở các địa phương.

Sau khi tham gia chương trình tập huấn, 95% tổng số hộ dân trên địa bàn Thị trấn huyện thamgia cam kết thực hiện chương trình; 70 % tổng số hộ dân thực hiện phân loại đúng theo hướng dẫn.Sau thí điểm mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình ở Thị Trấn huyện Hương Khê, Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê sẽ chỉ đạo các địa phương còn lại trên địa bàn huyện còn lại xây dựng triển khai mô hình này.

Hai là, Triển khai thí điểm chương trình ứng dụng chế phẩm sinh học

Tại huyện Hương Khê, thời gian qua ngành chăn nuôi phát triển nhanh chóng kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các chất thải từ chăn nuôi, gây bức xúc trong dư luận. Nhiều trang trại nằm ngoài quy hoạch không đảm bảo tiêu chí môi trường; chăn nuôi quy mô nông hộ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh nhưng chưa có giải pháp xử lý; việc ưu đãi, hỗ trợ trong chăn nuôi chưa gắn với việc chấp hành tiêu chí bảo vệ môi trường đất, mạch nước ngầm, tiêu diệt các sinh vật có ích và tạo điều kiện cho ruồi nhặng, vi sinh vật có hại phát triển.Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi, thời gian gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệHà Tĩnh đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học HatiBioCN chuyên dùng để xử lý chất thải trong chăn nuôi. Loại chế phẩm này đã khắc phục triệt để, cải thiện môi trường nước, không khí do hoạt động chăn nuôi quy mô lớn gây ra. Chế phẩm sinh học HatiBioCN đã được sử dụng thử nghiệm tại trang trại nuôi 1.200 con lợn tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê đạt kết quả rất khả quan, đượcngười dân và chính quyền địa phương công nhận. Chi phí chế phẩm xử lý môi trường đối với trang trại có quy mô 1.200 con là khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ba là,Thực hiện kế hoạch xử lý rác thải sinh hoạt tồn lưu tại các bãi rác

tạm tự phát trên địa bàn huyện.Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND tỉnh Hà Tĩnh về xử lý dứtđiểm rác thải sinh hoạt tồn lưu tại các bãi rác tạm trên địa bàn tỉnh trong năm 2017.Ngay từ đầu năm 2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê đã chủ động xây dựng kế hoạch và tích cực tổ chức triển khai thực hiện trong năm.Tuy nhiên do vẫn chưa bố trí được vị trí tập kết đảm bảo, huyện Hương Khê đang phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn (100 triệu đồng/tháng) để ký hợp đồng với một đơn vị tại tỉnh Quảng Bình giải quyết vấn đề rác thải của địa phương.

Thống kê số lượng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải năm 2019[22]cho thấy:

- Số đơn vị thu gom, xử lý rác thải: 09 đơn vị; - Khối lượng rác phát sinh: 55,7 tấn/ngày;

- Khối lượng rác được thu gom, xử lý: 36,9 tấn/ngày; - Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải: 66,3 %;

- Dự báo khối lượng rác phát sinh đến 2020: 56 tấn/ngày.

Bốn là, Thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang

trại chănnuôi gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư tập trung và khu vực quy hoạchxây dựng đô thị.Việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễmmôi trường nằm trong khu dân cư tập trung đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, việc dẫn đến các tranhchấp, khiếu nại về ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi trong thời gianqua tại địa phương. Ngoài ra, theo tinh thần và quy định của Luật Đất đai năm2013[13], việc xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh và trang trại chăn nuôi trongkhu dân cư tập trung là không phù hợp quy hoạch sử dụng đất vàsử dụng đất saimục đích.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước tại địa phương, UBND huyện Hương Khê đã chủ động xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp để triển khai kịp thời thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư tập trung và khu vực quy hoạchxây dựng đô thị. Đến nay, Hương Khê hoàn thành xong việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh. Số lượng có cơ sở đã được di dời gồm các ngành nghề sau: giết mổ gia súc, chế biến gỗ, chăn nuôi heo quy mô trang trại công nghiệp..

Năm là,Triển khai dự án Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê: Dự

ngày 12/6/2018.UBND huyện Hương Khê đã tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy xử lý rác thải rắn trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực môi trường cho thấy việc chọn địa điểm đầu tư Dự án Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê bằng công nghệ Lò đốt tại vị trí thuộc khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy là phù hợp và đảm bảo tất cả các yếu tố về môi trường so với những vị trí khác.Dựa trên kết quả phân tích, khoảng cách Khu xử lý đặt tại vị trí nói trên đến khu dân cư gần nhất là 880m, luôn đảm bảo an toàn về môi trường. Khói thải từ lò đốt hoàn toàn không ảnh hưởng đến tất cả các khu dân cư xung quanh.Nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án tách riêng biệt với nước thải, không ô nhiễm, được thu gom bằng hệ thống mương bê tông chảy ra khe cạn, nếu mưa lớn mới chảy về Đập Làng, hoàn toàn không chảy về khe Nác và đập trạng.Dự án có mức tổng đầu tư lên tới 23,3 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách của tỉnh gồm 19 đồng, vốn ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác 4,3 tỷ đồng.Bao gồm các hạng mục: nhà trực, trạm cân, nhà điều hành, nhà phân loại và đặt lò đốt, khu xử lý nước thải, bể nước, bơm nước, trạm biến áp.

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung lựa chọn công nghệ lò đốt SANKYO GF 1500, công suất 1.000 kg/h công nghệ Nhật Bản, đáp ứng uy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (QCVN 61:2016/BTNMT).

Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai từ năm 2018, nhưng nhiều người dân cho rằng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt, gây mùi hôi thối... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng, nên không đồng tình.

Để giải đáp những thắc mắc từ phía người dân, Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc đối thoại công bố kết quả thẩm định đánh giá nội dung liên quan về công nghệ, địa điểm thực hiện và tác động môi trường Dự án khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Hương Khê.Để giải thích cho người dân rõ hơn, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởngViện Công nghệ Môi trường khẳng định: Đây là Dự án xử lí rác thải rắn sinh hoạt, không phải nơi chứa rác thải rắn sinh hoạt tập trung nên không ảnh hưởng đến môi trường sinh xung quanh. Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê cùng các nhà khoa học đã phân biệt để người dân được hiểu việc quy hoạch xây dựng ở đây bằng công nghệ lò đốt chứ không phải nhà máy nên khi sử dụng chỉ xử lý cho loại rác thải rắn sinh hoạt thông thường. Quá trình đốt sẽ phát sinh ra hai thứ là khí và tro xỉ. Do đó, các công trình của khu xử lý rác thải đã lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, nước thải, hố chôn tro xỉ đảm bảo cho hoạt động, đảm bảo an toàn về môi trường liên tục trong vòng 15 năm theo tính toán với lượng rác thải trên địa bàn

Đặc biệt, với diện tích hơn 1,4 ha tại địa điểm được chọn lựa trên là hết sức phù hợp xét về khoảng cách đến các đối tượng xã hội; độ cao, đặc điểm địa hình; độ ngập lụt; chế độ gió và hướng gió; chế độ mưa; thủy văn, nguồn nước; tác động khói thải đến khu dân cư xung quanh; kinh phí thực hiện...

Sau khi được giải đáp, người dân bày tỏ sự đồng tình, hầu hết người dân nhất trí với chủ trương xây dựng khu xử lý rác thải tập trung; thống nhất với địa điểm đặt khu xử lý rác thải mà các nhà nghiên cứu cũng như chính quyền đề ra.Theo Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê, đến nay, mọi quy trình, thủ tục đã được thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng đã xong và sẽ bàn giao cho đơn vị thi công, chậm nhất trong tháng 11/2019 triển khai thi công dự án và sẽ hoàn thành muộn nhất vào tháng 5/2020; việc giám sát thi

công, quá trình vận hành nhà máy sẽ được thực hiện chặt chẽ. Tuy nhiên trong thực tế triển khai dự án, một số bộ phận người dân còn phản đối, đặc biệt là người dân sinh sống ở xung quanh địa điểm được lựa chọn xây dựng khu xử lý rác thải rắn.

Đế triển khai dự án Khu xử lý rác thải rắn, nhanh chóng giải quyết vấn đề xử lý ô nhiễm chất thải rắn ở địa bàn huyện Hương Khê, thời gian tới, UBND huyện Hương Khê cần kết hợp các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch để đối thoại, trao đổi phổ biến cho người dân, đặc biệt nhấn mạnh lợi ích mà dự án mang lại. Dựa trên sự đồng thuận của người dân, dự án mới có thể thuận lợi triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)