trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước về môi trường: Phòng Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhànước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyênnước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biếnđổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hảiđảo (đối với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có biển).
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ tài nguyên và môi trường xã, phường, thị trấn trong quản lý nhà nước về môi trường: Cán bộ tài nguyên và
môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ môi trường cấp xã) là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn có biển, đảo).
1.2.5. Những yếu tố tác động đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường trường
1.2.5.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
1.2.5.1.1. Đến từ chính bản thân tự nhiên
Chính bản thân tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cụ thể gồm các hiện tượng như: động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng…Những hiện tượng này xảy ra là do lớp vỏ Trái Đất không đồng đều và
1.1.5.1.2. Đến từ con người
Có thể nói, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường tự nhiên hiện nay. Con người có tốc độ sinh trưởng và trí thông minh vượt trội. Những hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của con người đều có tác động đến môi trường.
a, Hoạt động sản xuất
Quá trình hoạt động sản xuất của con người thúc đẩysự ra đời hàng loạt máy móc phục vụ cho sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Việc ra đời hàng loạt máy móc dẫn tới nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu ngày càng nhiều. Việc này dẫn tới việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên càng được mở rộng. Không những vậy, việc sử dụng các máy móc sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải tương đối lớn. Điều này gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Ngoài ra còn gây hiện tượng ấm lên toàn cầu, gây hiệu ứng nhà kính…Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên còn làm phá huỷ cảnh quan tự nhiên, đất đai, rừng, động vật sống trong khu vực đó. Các nguyên, nhiên liệu này sử dụng quá nhiều không những gây ô nhiễm mà còn bị cạn kiệt. Việc phá rừng, san lấp đất còn phá huỷ sự đa dạng sinh học, khiến nhiều loài bị tuyệt chủng.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng phân bón không hợp lý sẽ khiến đất bị mất độ phì, giảm năng suất, đất bị suy thoái. Không những vậy, nó còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất. Thêm vào đó là việc sử dụng nhiều chất bảo vệ như thuốc diệt cỏ, thuốc sâu… Các chất này sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường. Không những vậy, còn khiến thiên địch bị suy giảm, sức khoẻ con người, động vật bị ảnh hưởng…
Môi trường còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhu cầu sử dụng đất của con người tăng cao do sự phát triển về dân sốdẫn đến việc phá rừng, san lấp đất để xây nhà cao tầng. Các khu đô thị không chỉ tập trung đông dân mà còn tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm, nguồn nước… rất cao. Đây cũng là nơi tập trung lượng chất thải công nghiệp, sinh hoạt hay tiếng ồn gây ô nhiễm nước, đất và không khí. Lượng rác thải do con người thải ra môi trường ngày càng lớn. Điều này khiến tình trạng môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
1.2.5.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về môi trường
1.2.5.2.1.Cơ chế chính sách pháp luật
Chủ trương, đường lối của Đảng đóng vai trò định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường thể hiện qua nhiều giai đoạn, ở nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Các quan điểm của Đảng là cơ sở để tiếp thu nhiều nguyên tắc bảo vệ môi trường mới, định hướng để ban hành các chính sách, hệ thống pháp luật thực hiện quản lý nhà nước về môi trường.
Pháp luật là công cụ để nhà nước điều chỉnh quản lý các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có quản lý nhà nước về môi trường. Nếu hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng và đồng bộ thì sẽ giúp các cơ quan nhà nước quản lý dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngược lại, hệ thống pháp luật không đầy đủ, nhiều kẽ hở, lỏng lẻo, chồng chéo sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng để xử lý các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về môi trường.
Pháp luật tạo điều kiện để nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tế thị trường, đồng thời là công cụ để nhà nước kiểm tra các
1.2.5.2.2.Nguồn lực con người (cán bộ, công chức)
Quản lý nhà nước trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố con người. Trình độ cán bộ quản lý về môi trường có tác động lớn đến công tác quản lý; đóng vai trò quyết định trong việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi các quy định về bảo vệ môi trường.
Nếu đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường được đảm bảo về chất lượng, được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, nghiệp vụ thì việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, đội ngũ cán bộ công chức không có chuyên môn, chưa được đào tạo về nghiệp vụ thì kết quả công việc sẽ không cao,
Sự ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ công chức đến công tác quản lý nhà nước về môi trường còn thể hiện bởi ý thức tuân thủ pháp luật và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức. Đội ngũ cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với môi trường.
1.2.5.2.3. Nguồn lực tài chính
Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước và hoạt động của chế độ công vụ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường.Nguồn lực về tài chính cũng là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về môi trường.
1.2.5.2.4.Ý thức chấp hành pháp luật
Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và đội ngũ cán bộ công chức cũng có sự tác động đến công tác quản lý nhà nước về môi trường. Ý thức cấp hành pháp luật về môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân không tốt sẽ gây cản trở và khó khăn cho công tác quản lý, các cơ quan nhà
nước phải dành nhiều thời gian hơn để tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các bên liên quan, ngoài ra còn phải xử lý những vi phạm liên quan đến môi trường.
1.2.5.2.5.Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một công cụ khoa học quan trọng và hiệu quả cho việc quản lý nhà nước về môi trường. Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường sẽ giảm thiểu chi phí và thời gian do thay thế những công đoạn cần đến con người, hiện đại hóa cách thức quản lý, vận hành. Hoạt động quản lý diễn ra thông qua hệ thống mạng kết nối, các dữ liệu thông tin được cập nhật và báo cáo kịp thời.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh