Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 94)

Thứ nhất, cần nghiên cứu, đầu tưđể đổi mới, xây dựngcác hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường phù hợp với nhận thức của người dân địa phương,phong phú, hấp dẫn, ấn tượng và gây thu hút đối tượng.Kết hợp các tổ chức đoàn thể - chính trị và phát động hưởng ứng các tuần lễ về bảo vệ môi trường hàng năm bằng các hoạt động như: tổ chức các buổi mit- tinh; sử dụng pano, áp phích, băng-rôn, khẩu hiệu treo tại các trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, các tuyến đường giao thông chính của huyện… Sử dụng các phương tiện truyền thanh, truyền hình địa phương như: bản tin truyền hình, loa phóng thanh ở các khối, xóm…

Thứ hai, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường phải được tổ chức thực hiện thường xuyên trong năm.Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật, các quy định mới của Trung ương, tỉnh về môi trường cho các tổ chức, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác đào tạo về môi trường và nghiên cứu khoa học,công nghệ môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường và nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt ở các xã.

Thứ ba, cần đưa nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp từ tiểu học đến phổ thông; thường xuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức môi trường tại địa phương; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu và nghiên cứu biện pháp khuyến khích tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải.

Ngoài ra, có thể kết hợp cùng các tổ chức tôn giáo ở địa phương để tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ môi trường. Huyện Hương

tại địa phương cho thấy: hoạt động triển khai dự án lò xử lý rác thải tại địa phương gặp nhiều khó khăn do có sự ảnh hưởng của một số tín đồ tôn giáo. Do đó, chính quyền địa phương huyện Hương Khê cần phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT, ứng phó với BĐKH trong cộng đồng, tín đồ; trang bị kiến thức, tri thức, kinh nghiệm; tiếp tục nhân rộng, xây dựng mới các mô hình, điển hình tiên tiến cộng đồng giáo dân, tổ chức tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó BĐKH phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo và địa phương. Đồng thời, cần đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa việc lợi dụng vấn đề môi trường để chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, gây rối an ninh trật tự.

3.2.5. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường, huy động xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường

Nguồn lực có tác động rất lớn đến hiệu quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường. Do điều kiện kinh tế-xã hội tại địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, để mở rộng ngân sách, nguồn lực cho bảo vệ môi trường cầnphảiđẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, cụ thể:

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối xúc tiến đầu tư, hiện đại hóa quy trình thực hiện thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt các dự án có tác động tích cực đến công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư bảo vệ môi trường, thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đầu tư bảo vệ môi trường.Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong các ngành, lĩnh vực để kêu gọi thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thu hút vốn đầu tư trong nhân dân.Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình xử lý rác thải, cần xây dựng chính sách để thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài một cách hiệu quả, đặc biệt là nguồn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các nguồn vốn từ các tổ chức phi Chính phủ.

- Thành lập Quỹ bảo vệ môi trườnghuyện nhằm huy động,thu hút các nguồn lực khác nhau (doanh nghiệp, nhân dân, các tổ chức xã hội…) để hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa phương.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án bảo vệ môi trường như dự án xử lý chất thải rắn.., dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện;

Ngoài ra, cầntăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ các hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh đầu tư ngân sách dành cho công tác môi trường để tăng đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.Tăng mức chi sự nghiệp môi trường ít nhất 1,5% tổng chi cho ngân sách, dự kiến hàng năm tăng dần tổng chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường so với năm trước.Nâng cao mức đầu tư kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường địa phương, ưu tiên đầu tư xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng các đơn vị thuộc khu vực công ích (bệnh viện, bãi rác,...).

vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi cho ứng phóvới biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Về huy động xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường, cần chú trọng những giải pháp sau:

Phát huy quyền tự chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môỉ trường. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về: Phân loại rác tại nguồn, đổ rác, phế liệu xây dựng đúng nơi quy định, không xả rác và nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt, thực hiện những biện pháp giảm bụi trong quá trình xây dựng các công trình và vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh...

Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào vệ sinh tại khu vực cư trú, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá. Huyện Hương Khê cần đầu tư nghiên cứu và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và dịch vụ môi trường, đặc biệt chú ý đến công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường.

3.2.6. Tăng cường thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường trường

Thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trườngthường xuyên sẽ giúp nắm được tình hình thực thi pháp luật môi trường của các đối tượng quản lý, qua đó có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng như khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiêm chỉnh thực hiện

pháp luật môi trường, phát hiện và uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu hiện sai phạm, định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể, để tăng cường thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường, cần:

- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm những nội dung, vấn đề nóng, bức xúc về môi trường, thông qua đó cập nhật những quy định mới về bảo vệ môi trường, hướng dẫn cho các địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện những biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm. Triển khai tiếp tục kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hoàn thiện và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước vể môi trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường; xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các nội dung đã ghi trong Bản cam kết của các cơ sở hay dự án đã được phê duyệt.

- Tăng nguồn nhân lực và kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra (đặc biệt là kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra). Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

-Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Tiếp tục quan tâm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận và trả lời thông tin phản ánh tiêu cực trong lĩnh vực tàinguyên và môi trường. Tập trung giải quyết dứt điểm những vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết đơn thư hàng năm để góp phần giữ vững an ninh, ổn định chính trị - xã hội. Tăng cường công tác kiểmtra, giám sát, thanh tra trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.

- Hàng năm, phải đánh giá lại những cơ sở, làng nghề, cụm, tuyến dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng để bắt buộc các cơ sở, làng nghề này phải lắp đặt các thiết bị, xây dựng hệ thống kiểm soát, xử lý ô nhiễm hoặc sẽ bị di dời khỏi khu dân cư.

3.3. Đề xuất, kiến nghị

Để thực hiện tốt các nhóm giải pháp quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, học viên kiến nghị với Quốc hội, Chínhphủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh một số vấn đề, như sau:

3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ:

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, xem xét xây dựng các phương án nâng tầm cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ,

xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong công tác quy hoạch, quản lý chất thải, công nghệ môi trường.

- Tăng cường phân cấp, giao nhiệm vụ trực tiếp từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan. Đồng thời, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý nhà nước về môi trường.

- Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường bảo đảm yêu cầu trong giai đoạn mới, chú trọng xây dựng cơ chế phù hợp và tăng mức chi ngân sách cho các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện một số dự án nhằm tiếp tục xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt đối với các dự án xử lý rác thải rắn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu thuế bảo vệ môi trường tại các địa phương để đầu tư trở lại cho công tác bảo

vệ môi trường.

3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh:

- Bảo đảm bố trí không dưới 1,5% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi này một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chi đúng mục tiêu và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước.

- Chú trọng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường đủ năng lực và số lượng, đáp ứng nhu cầu công tác về bảo vệ môi trường được phân công, phân cấp trên địa bàn trong tình hình mới.

tác quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.

- Xây dựng chính sách, cơ chế để đẩy mạnh xã hội hóa góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường: xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về môi trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên quan điểm của Đảng, chủ trương của Nhà nước; Căn cứ vào mục tiêu và phương hướng bảo vệ môi trường; Xuất phát từ những thuận lợi, những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ những thành công, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của nó trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bao gồm:

1/ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường;

2/Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường tại địa phương;

3/ Hoàn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về môi trường;

4/Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ môi trường, huy động xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường;

5/ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường;

6/ Tăng cường thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về môi trường là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong quá trình phát triển của nền kinh tế cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, phát triển đất nước.Quản lý nhà nước về môi trường nhằm mang lại hiệu lực, hiệu quả là vấn đề hết sức quan tâm của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp và địa phương. Trước thực trạng môi trường diễn biến ngày càng phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Mỗi địa phương, đặc biệt là cấp huyện có những chính sách, biện pháp, giải pháp khác nhau để quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương nhằm phòng ngừa, cải thiện, hạn chế, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về môi

trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”đã giải quyết được

các nội dung sau:

1/ Phân tích, đánh giá các lý thuyết về môi trường, bảo vệ môi trường, QLNN về Môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về Môi trường; Đồng thời cũng đã tiếp cận, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm trong công tác QLNN về môi trườngở một số địa phương có những điều kiện tương đồng làm giá trị tham khảo cho huyện Hương Khê.

2/ Thu thập, phân tích về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện để từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế đặc biệt cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện hương khê tỉnh hà tĩnh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)