Áp dụng văn bản quy định của Nhà nước, Pháp luật để triển khai, thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tệ nạn mại dâm, mục đích hạn chế tối đa tới mức thấp nhất sự lây lan, lan tràn của tệ nạn xã hội đang còn là vấn đề nhức nhối với các cơ quan chức năng quản lý mảng tệ nạn này, đặc biệt là tệ nạn mại dâm.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.
- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan cấp trên ban hành các văn bản pháp luật, chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống mại dâm và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
- Thường trực về công tác phòng, chống mại dâm của Ủy Ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Thống nhất quản lý các cơ sở chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; chỉ đạo hệ thống tổ chức phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp trong công tác phòng, chống mại dâm thuộc ngành quản lý.
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống mại dâm; Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về phòng, chống mại dâm (tại Điều 25 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định).
Ngoài các văn bản, chính sách, sự phối hợp các ban ngành liên quan thì còn có các nội dung như sau:
+ Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi trong đời sống cộng đồng:
Nhận thức được đầy đủ vai trò của công tác thông tin giáo dục truyền thông, ngay từ đầu UBND tỉnh đã đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác này.
- Thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm của tỉnh (phòng phòng, chống tệ nạn xã hội đơn vị chủ quản), Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành của cấp mình (thành phần của Đội kiểm tra liên ngành 178 gồm: Công an, Y tế, Thanh tra, Sở Lao động-TBXH, Sở Tư pháp...). Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp tỉnh có định kỳ hàng quý, sơ kết 6 tháng, hàng năm và yêu cầu Ban chỉ đạo cấp huyện, xã, các ngành, đơn vị thực hiện như vậy.
- Kế hoạch hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp tỉnh, các thành viên cũng tăng cường các hoạt động phòng, chống mại dâm, nhất là hoạt động truyền thông, phối hợp liên ngành nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó phối hợp hiệu quả nhất là: giữa Y tế- Giáo dục- Đoàn TNCS; giữa Y
tế- Văn hóa thông tin- Báo-Đài; giữa Công an- Bộ đội biên phòng- Mặt trận Tổ quốc; giữa Văn hóa thông tin- Mặt trận- Đoàn thể, Y tế...
+ Xây dựng các văn bản pháp quy
Công tác xây dựng văn bản pháp quy để triển khai, thực hiện được các cấp, các ngành chú trọng và triển khai có hiệu quả, cụ thể:
- Đầu năm, Ban chỉ đạo phòng, chống mại dâm của tỉnh đều ban hành kế hoạch năm đảm bảo thực hiện được các chỉ tiêu quy định của Chính phủ, đồng thời phù hợp tình hình của địa phương.
- Hàng năm, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, AIDS, tệ nạn xã hội và phong trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc tỉnh Quảng Bình đã ban hành công văn trong đó yêu cầu tăng cường công tác truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống mại dâm trong sinh hoạt cộng đồng và trong hoạt động của Mặt trận - Đoàn thể ở cơ sở gắn vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Trong Nghị quyết của HĐND tỉnh có xác định rõ mục tiêu và lộ trình đẩy mạnh công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2015-2020. Việc ra Nghị quyết HĐND tỉnh mục đích nhằm làm cho đại biểu hiểu rõ nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm cho từng đại biểu HĐND tỉnh, cơ quan HĐND tỉnh, cũng như UBND tỉnh và các ngành chuyên môn xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện và đảm bảo các điều kiện về tài chính, phương tiện, kỹ thuật để thực hiện phòng, chống mại dâm có hiệu quả trên địa bàn.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các biện pháp giảm tác hại
Với đặc điểm là tỉnh phát triển du lịch có nhiều du khách là người nước ngoài, Quảng Bình được chọn làm địa bàn thực hiện các dự án quốc tế về du lịch. Sở Lao động - TBXH, Sở y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là nòng cốt trong việc thực hiện Thí điểm các mô hình. Qua việc thực hiện mô hình để triển khai các biện pháp giảm tác hại như:
- Thực hiện tiếp cận cộng đồng, tổ chức một số nhóm cộng tác viên đồng đẳng ở các địa bàn trọng điểm.
- Thường xuyên giám sát trọng điểm, phân tích, đánh giá và giám sát tình hình nắm bắt kịp thời diễn biến việc sử dụng lượng bao cao su, và khám