Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 69 - 74)

địa bàn bằng nhiều biện pháp, kết hợp xử lý hành chính với giáo dục pháp luật như: quản lý nhân khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng..không để phát sinh tệ nạn xã hội.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Thành tựu đạt được + Công tác tuyên truyền + Công tác tuyên truyền

Trong thời gian qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, đơn vị, địa phương thường xuyên tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng ngừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm trên địa bàn.

+ Công tác quản lý địa bàn, kiểm tra

Công tác kiểm tra, thanh tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm luôn được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng đẩy mạnh, nhiều ổ nhóm, đường dây mại dâm có tổ chức bị triệt xóa, tình hình tệ nạn mại dâm đã được hạn chế, hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ từng bước được chấn chỉnh.

+ Công tác đấu tranh triệt phá, xóa ổ nhóm hoạt động mại dâm

Các cơ quan chức năng các cấp đã thường xuyên tổ chức khảo sát, điều tra, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm gái mại dâm; xử lý triệt để các tụ điểm mại dâm đứng đường đón khách. Công an và Bộ đội Biên phòng các cấp đã thường xuyên tổ chức khảo sát, điều tra, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm gái mại dâm; xử lý triệt để các tụ điểm mại dâm đứng đường đón khách

Kết luận về việc xây dựng mô hình

- Mặt được: Những hoạt động của mô hình bước đầu đã góp phần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động về tệ nạn mại dâm, tác hại của tệ nạn mại dâm, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Thông qua các hình thức sinh hoạt nhóm, thành viên nhóm đồng đẳng, câu lạc bộ là những nhân tố tuyên truyền tích cực nhất đến với đông đảo nhân dân, đến những đối tượng có nguy cơ cao nhằm nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp, giảm tác hại trong hoạt động mại dâm, thay đổi hành vi tình dục an toàn hơn (dùng bao cao su, an toàn tiêm chích…);

- Mô hình thí điểm đã mang lại hiệu quả quan trọng không chỉ đối với những nhà quản lý, chính quyền mà còn có tác dụng tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ trực tiếp đến mọi người dân, những người có nguy cơ cao. Việc duy trì các mô hình, trong đó có việc duy trì sinh hoạt các Câu lạc bộ sẽ góp phần quan trọng, là những hạt nhân để tuyên truyền các đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm.

- Khó khăn

Kinh phí dành cho mô hình ít, nên nội dung hoạt động trong mô hình chưa nhiều. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh phí được hỗ trợ còn eo hẹp nên phần nào cũng ảnh hưởng tới lòng nhiệt tình của các cán bộ làm công tác tuyên truyền và thành viên của Câu lạc bộ ở địa phương khi tham gia thực hiện các hoạt động của mô hình.

2.3.1.1.Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của TNMD đối với đời sống xã hội.

Công tác xây dựng xã phường lành mạnh được các ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã chú trọng và tập trung chỉ đạo gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, tạo được chuyển biến rỏ nét cả về nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ở từng địa phương, cơ sở; kết quả thực hiện như sau:

- Năm 2015: toàn tỉnh có 103/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn đơn vị lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm (chiếm 66% so với tổng số xã, phường trong tỉnh, giảm 10 đơn vị so với năm 2014); 51 xã, phường có tệ nạn ma túy và 02 xã, phường có tệ nạn mại dâm.

- Năm 2016: toàn tỉnh đã công nhận 88 xã, phường, lành mạnh không có tệ nạn ma túy và tệ nạn mại dâm (chiếm 56,41% so với tổng số xã, phường trong tỉnh, giảm 15 đơn vị so với năm 2015), trong đó: xây dựng mới 2 xã, phường; duy trì 86 xã. Số xã, phường có tệ nạn mại dâm 16 xã, phường (tăng 14 đơn vị so năm 2015).

- Năm 2017: toàn tỉnh đã công nhận 82 xã, phường, lành mạnh không có tệ nạn ma túy và tệ nạn mại dâm (chiếm 52,56% so với tổng số xã, phường trong tỉnh, giảm 06 đơn vị so với năm 2016), trong đó: xây dựng mới 10 xã, phường; duy trì 72 xã. Số xã, phường có tệ nạn mại dâm 02 xã, phường (giảm 14 đơn vị so năm 2016).

- Năm 2018: toàn tỉnh đã công nhận 71 xã, phường, lành mạnh không có tệ nạn ma túy và tệ nạn mại dâm (chiếm 45,51% so với tổng số xã, phường trong tỉnh, giảm 11 đơn vị so với năm 2017), trong đó: xây dựng mới 7 xã,

phường; duy trì 64 xã. Số xã, phường có tệ nạn mại dâm 02 xã (so năm 2017 không tăng, không giảm).

- Năm 2019: các địa phương trong tỉnh đăng ký duy trì và xây dựng 95 xã, phường, lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm, chiếm 60,90% so với tổng số xã, phường trong tỉnh, trong đó: xây dựng mới 24 xã, phường; duy trì 71 xã, phường, (Nguồn báo cáo Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm qua các năm 2015 đến 2019 của Sở Lao động-TBXH), tạiBảng 02 đính kèm.

Trong giai đoạn 2015-2019 có 64 xã, phường, thị trấn duy trì 5 năm liên tục đạt chuẩn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm. Ngoài việc duy trì các xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, năm 2017 được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã triển khai xây dựng thí điểm 10 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo các tiêu chí quy định tại Nghị quyết liên tịch 01/2005 và 01/2008..nhằm xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh, hạn chế thấp nhất sự thẩm thấu các loại tệ nạn xã hội.

2.3.1.2. Kinh phí thực hiện công tác mại dâm giai đoạn 2015-2019

Bảng 2.1. Kinh phí cấp theo từng năm

ĐVT: triệu đồng)

Kinh phí cấp theo từng năm (ĐVT: triệu đồng)

Năm/ Kinh phí 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn TW 210 200 350 150 300 Nguồn địa phương 210 370 210 140

Tổng 420 200 720 360 440

(Nguồn: Các Công văn của Cục PCTNXH về việc kinh phí sự nghiệp thực hiện Dự án phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghện ma túy, mại dâm và nạn nhân bị buôn bán các năm 2015 đến năm 2019; Các Quyết định của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách các năm 2015 đến năm 2019 cho Sở Lao động-TBXH, tại Bảng 05 kèm theo).

năm có năm không… vì phần lớn kinh phí chi cho các huyện làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường, thị trấn có mô hình thí điểm (chiếm 25% kinh phí), số còn lại được phân bổ dàn trải cho nhiều đơn vị cấp tỉnh và huyện đến xã. Chủ yếu công tác quản lý nhà nước về tệ nạn xã hội của tỉnh vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm.

Nói tóm lại, qua các mặt được triển khai, công tác phòng chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt được hầu như các mục tiêu đặt ra và góp phần lớn đến việc ổn định tình hình an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Các nội dung đã làm:

1. Trước hết, kết quả kiểm tra đánh giá công tác xây dựng xã, phường thị trấn lành mạnh cho thấy các cấp ủy Đảng đã có các Nghị quyết để chỉ đạo chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác này. Ở cấp độ chính quyền đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, kiện toàn BCĐ để thực hiện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn mình.

2. Việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, quyết định các chính sách liên quan đến phòng chống mại dâm, các cấp các ngành liên quan đã chủ động trong việc triển khai và thực hiện. Phải nói rằng khi có các văn bản pháp luật, các chính sách cơ bản thì việc triển khai thực hiện ở cơ sở sẽ đạt được nhiều kết quả hơn, tránh được tình trạng lúng túng trong thực hiện.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, triệt phá ổ nhóm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mại dâm được thực hiện một cách triệt để, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Để góp phần trong công tác phòng ngừa tệ nạn mại dâm, Công an tỉnh đã có nhiều văn bản hướng dẫn và chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ, lực lượng chức năng và công an địa phương tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm về mại dâm, trong đó tập trung giải

quyết có hiệu quả tình hình phức tạp về hoạt động mại dâm ở địa bàn trọng điểm, khu du lịch; triệt phá các tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm gây bức xúc trong dư luận.

4. Hầu hết đội ngũ cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn đã phát huy được vai trò trách nhiệm, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, từng giai đoạn ở địa phương qua đó tạo nên sự chuyển biến có chiều sâu trong công tác phòng chống mại dâm.

5. Các mô hình giảm tác hại của mại dâm tại cộng đồng thông qua các nhóm đồng đẳng, nhóm tuyên truyền viên cộng đồng đã thực sự phát huy được ở cơ sở từ đó giúp cho các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong công tác tiếp cận các nhóm đối tượng đích danh.

6. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm được triển khai và ngày càng có chất lượng cao hơn và phối hợp cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nên từ đó tạo ra được phong trào rộng khắp trong nhân dân.

Tóm lại tình hình tệ nạn mại dâm ở trên địa bàn của tỉnh đã được kiềm chế không phát sinh, hạn chế việc tạo ra điểm nóng, không có tình trạng hoạt động công khai, phức tạp như ở một số tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, tệ nạn mại dâm vẫn đang ẩn chứa nhiều những nguy cơ, dấu hiệu phức tạp, khó lường và khó quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)