Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 77)

2.3.3.1.Nguyên nhân: Trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ phòng chống tệ nạn mại dâm vẫn còn những tồn tại, khó khăn do những nguyên nhân sau:

* Khách quan:

- Đó là sự phát triển cả về số lượng và quy mô các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh từ đầu kỳ chỉ 450 cơ sở đến nay là 910 cơ sở, từ đó các đối tượng các tệ nạn xã hội đan xen tỷ lệ thuận với số lượng cơ sở phát triển trên.

- Một số văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đang còn nhiều kẻ hở cho các đối tượng lợi dụng để vi phạm, lách luật, như pháp lệnh phòng chống mại dâm đến nay đã thực hiện được hơn 10 năm nhưng chưa được sửa đổi bổ sung hoặc nâng lên thành Luật phòng chống mại dâm nên hạn chế hiệu lực thực thi pháp luật.

- Do đặc điểm tính chất của tệ nạn mại dâm và sự phân biệt kỳ thị đối với người bán dâm có HIV, sự di biến động của nhóm người bán dâm, có nguy cơ cao đã làm cho công tác phòng chống mại dâm ngày càng khó khăn hơn.

* Chủ quan:

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và người dân chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; cấp ủy đảng, chính quyền địa phương một số nơi chưa kiên quyết trong chỉ đạo, xử lý, thậm chí có nơi, có lúc làm ngơ hoặc xử lý nhẹ, không xử lý vi phạm. Ở cấp chính quyền cơ sở, sự giám sát của các đoàn thể ở một số địa phương còn bị buông lỏng; kỳ thị, phân biệt đối xử đối với phụ nữ mại dâm còn nặng nề là rào cản khi họ muốn thay đổi hành vi, lối sống, tái hòa nhập cộng đồng.

- Nguyên nhân sâu xa là do tác động của nền kinh tế thị trường, một số ít người vì lợi ích cá nhân, đã lao vào làm ăn bất chính kể cả việc kinh doanh tình dục để trục lợi. Một số người do cuộc sống khó khăn, thiếu nghề nghiệp và việc làm ổn định, văn hóa thấp, thiếu định hướng cuộc sống, do hoàn cảnh khó khăn đã sa chân vào hoạt động mại dâm hoặc do đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, sa đọa phải bán thân nuôi miệng (số này chiếm tỷ lệ rất thấp), đã tác động đến đạo đức, lối sống giới trẻ.

- Công tác tuyên truyền chưa tập trung nhiều vào nhóm có nguy cơ cao, nhóm đối tượng đích, đây là nhóm có tỷ lệ vi phạm nhiều nhất. Cần tổ chức truyền thông qua mô hình thanh niên, lồng ghép với giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục pháp luật trên địa bàn dân cư, trường học và các khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân và các khu Nhà nghỉ, khách sạn...có nhiều du khách du lịch.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội ở một số huyện, phường, xã thiếu thường xuyên, thiếu đồng bộ, thiếu kịp thời đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. Một số nơi cấp uỷ, chính quyền thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

- Công tác quản lý địa bàn, giáo dục, dạy nghề tạo việc làm giúp cho người bán dâm hoàn lương, ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng ở một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo kịp thời; các nghề được đào tạo chưa

sát với nhu cầu thực tế; chủ trương giúp vốn tạo việc làm mới thể hiện ở góc độ văn bản.

- Nguyên nhân, điều kiện về pháp luật: Luật Xử lý vi phạm hành chính còn nhiều kẽ hở, từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực và triển khai thi hành, người bán dâm không còn bị áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại xã, phường, trị trấn và không đưa vào cơ sở chữa bệnh nên việc quản lý đối tượng mại dâm gặp rất nhiều khó khăn. Luật này cũng không quy định chế tài xử lý đối với người thường xuyên tái phạm hành vi bán dâm từ 02 lần trở lên. Thực tế, những người bán dâm thường không về địa phương nơi cư trú mà chuyển sang địa bàn khác để hành nghề. Đây là nguyên nhân, điều kiện cho những người bán dâm tiếp tục hoạt động bán dâm và kéo theo các hành vi chứa, môi giới bán dâm.

- Quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo Luật Doanh nghiệp hiện rất thông thoáng và có nhiều bất cập. … Tuy nhiên, việc cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở này đang được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp. Cứ như thế, vòng luẩn quẩn trong việc xử lý các cơ sở kinh doanh này của cơ quan chức năng (vi phạm - xử phạt - đổi tên -vi phạm -xử phạt- đổi tên) cứ thế diễn ra và tệ nạn mại dâm, tội phạm mại dâm tiếp tục tồn tại và phát triển.

- Pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt người mua dâm. Hiện nay, hành vi mua dâm tùy theo tính chất mức độ mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (trừ trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi) theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Phòng chống mại dâm và Điều 22 Nghị định số 167/2013/NĐCP. Như vậy, việc xử phạt người mua dâm vẫn chưa thật sự được quy định rõ ràng, cụ thể trong khi việc chứng minh hành vi mua dâm trong thực tế không hề đơn giản. Chính tình trạng này đã tạo điều kiện cho tệ nạn mại dâm và tội phạm về mại dâm tồn tại và phát triển, bởi có “cầu” ắt sẽ có cung.

- Thiếu cơ sở pháp lý cho việc quản lý các nội dung về khiêu dâm, mại dâm trên không gian mạng. Nhà nước ta chưa có quy định về quản lý việc sử dụng, khai thác thông tin mạng nên không có cơ sở để xử lý và ngăn chặn các hành vi này. Chính vì thế, trong thời gian 5 năm qua, trên địa bàn Quảng Bình, các đối tượng phạm tội thường xuyên sử dụng mạng không dây và các ứng dụng như Zalo, Facebook, Twitter… như công cụ, hiệu quả trợ giúp cho hành vi phạm tội của mình. Thậm chí, một số đối tượng còn lập các trang web sex kết hợp môi giới mại dâm để kiếm lời.

2.3.3.2. Bài học kinh nghiệm

Quá trình tổ chức, phối hợp thực hiện Kế hoạch số 876/KH-UBND ngày 9/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong 5 năm qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

1. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đạt được kết quả tốt trước hết cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và sự đồng thuận của quần chúng nhân dân. Phát huy tốt vai trò tham mưu nhạy bén, kịp thời của cơ quan thường trực chuyên trách.

2. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Chú trọng đến công tác tuyên truyền đối với nhóm đối tượng đích, nhóm nguy cơ cao để tuyên truyền.

3. Luôn kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng ngừa và phải luôn đi đôi với đấu tranh, trấn áp tội phạm, lấy phòng ngừa là cơ bản, xử lý nghiêm minh, kịp thời là quan trọng; quản lý địa bàn tốt để đón bắt tình hình nhất là đối với địa bàn trọng điểm. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp kiên trì đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động ngay tại gia đình và

cộng đồng, thực hiện tốt các chính sách xã hội...Chú trọng đến vấn đề tạo việc làm cho phụ nữ nghèo và phụ nữ hoàn lương.

4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, rà soát việc quy hoạch cụ thể các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và giải trí của người dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các biến tướng, trá hình của tệ nạn mại dâm; xử lý nghiêm theo pháp luật đối với chủ chứa, người cầm đầu, bảo kê.

5. Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo 178 (tập trung nhân lực mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ), nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác phòng chống mại dâm. Cần tăng cường đầu tư cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và có chính sách phù hợp đối với đội ngũ làm công tác này nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý địa bàn. Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, địa phương.

Tóm tắt chương 2

Kết quả phân tích thực trạng ở Chương II cho thấy việc quản lý nhà nước trên cả phương diện hiệu lực và hiệu quả, vừa thấy được những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Đồng thời còn định hướng nhằm chỉ ra những biện pháp cụ thể, thực tế trong phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay của tỉnh.

Từ đó, rút ra những kết luận cụ thể như sau:

- Nhận thức của các chủ thể về nguyên nhân, điều kiện, tình hình về tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn hạn chế.

- Nhìn chung, về tệ nạn mại dâm trên địa bàn trong thời gian 2015- 2019 có phần phức tạp với các nguyên nhân, điều kiện khác nhau.

- Tình hình về tệ nạn mại dâm có dấu hiệu tăng nêu trên do nhiều yếu tố như: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, quản lý xã hội, việc thực hiện chức năng của các cơ quan tiến hành quản lý nhà nước, hạn chế về pháp luật và các yếu tố về người bán dâm, người mua dâm và các tình huống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm khác cụ thể.

- Việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về các nguyên nhân, điều kiện cũng như tình hình tệ nạn về mại dâm thời gian từ 2015 đến năm 2019 là cơ sở đưa ra dự đoán cũng như đề xuất các giải pháp phòng chống các tệ nạn về mại dâm một cách hiệu quả trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm:

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Quan điểm của Đảng và Nhà nước là đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn mại dâm. Huy động lực lượng các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi công dân sử dụng mọi biện pháp kinh tế- hành chính- pháp luật và các biện pháp của các cơ quan chuyên môn; sử dụng đồng bộ các lực lượng, biện pháp để từng bước hạn chế đẩy lùi và loại trừ tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội.

+ Quan điểm đó của Đảng và Nhà nước được thể hiện

Ở Điều 61 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992; Điều 254, 255, 256 Bộ Luật Hình sự năm 1999; Nghị quyết 05/CP ngày 29/1/1993 của Chính phủ; Chỉ thị 33 CT/TW của BCHTW Đảng ngày 01/3/1994; Nghị định 53/CP ngày 28/6/1994, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ; Chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005, 2006 -2010, 2011 -2015, 2016- 2020; Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP); Ngày 8/3/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành ký Quyết định số 52/2006/QĐ-Ttg phê duyệt Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm với mục tiêu "tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống mại dâm, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn

mại dâm, xóa bỏ mại dâm trẻ em" ..cho thấy Đảng và Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và tệ nạn xã hội.

Về quy định của pháp luật đối với tội phạm về tệ nạn mại dâm

* Trong Bộ Luật hình sự năm 1999 có 03 điều 254, 255, 256 đã thể hiện sự kiên quyết của Đảng và Nhà nước để đấu tranh với tệ nạn mại dâm.

a- Tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm được quy định tại các điều 254, 255 và được xếp vào chương XIX Bộ Luật hình sự năm 1999 (Trích Theo Bộ Luật hình sự năm 1999) .

b- Điều 256 quy định tội mua dâm người chưa thành niên (tại Khoản 01, 02 và 03 Điều 256 Theo Bộ Luật hình sự năm 1999).

Trong Quy định Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tệ nạn xã hội tại các Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 ở Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đã khẳng định lại sự kiên quyết của Đảng và Nhà nước về đấu tranh và phòng ngừa với tệ nạn mại dâm.

3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Quảng Bình

Nâng cao ý thức trách nhiệm các ban ngành, đoàn thể, địa phương, từng gia đình và toàn xã hội trong việc phòng, chống tệ nạn mại dâm. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội sau khi bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bán dâm; phòng, chống mua bán người, mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm, bóc lột tình dục; dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển con người trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Quyết định 679/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015; Quyết định 361/QĐ-TTg ngày 7/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016–2020;

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm với công tác QLNN về phòng, chống mại dâm:

- Quyết định 2179/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm tỉnh (Đội 178); Đội 178 tỉnh xây dựng Quy chế hoạt động và triển khai phối hợp hoạt động với các địa phương khá hiệu quả; Kế hoạch số 874/KH-UBND ngày 9/6/2016 về triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch số 1035/KH-UBND ngày 14/6/2017 của UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm năm 2017; Kế hoạch liên ngành 910/KHLN-SLĐTBXH-CA-VHTTDL-UBMTTQVN ngày 25/9/2012 về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Hướng dẫn các địa phương đăng ký xây dựng mới xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy hàng năm theo Nghị quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)