Nội dung thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 76)

mới tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình hiện nay.

2.2.2.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Căn cứ các văn bản hƣớng dẫn của TW, của tỉnh, trên cơ sở khả năng cân đối nguồn lực và điều kiện thực tế tại địa phƣơng, huyện Mai Châu đã xác định đƣợc những nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đƣa ra những hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch cụ thể.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, môi trƣờng, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM do Nhà nƣớc ban hành gắn với điều kiện thực tế của địa phƣơng.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền với tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đảm bảo đến từng thôn, bản, từng hộ gia đình nhằm thống nhất nhận thức, với phƣơng châm tạo sức mạnh tại chỗ, xác định ngƣời dân là chủ thể trong xây dựng NTM, lấy nền tảng sức dân là cơ bản; định hƣớng giúp các xã thực hiện các tiêu chí NTM nhân định những phần việc cụ thể, việc nào dân làm, việc nào nhà nƣớc hỗ trợ; việc dễ làm trƣớc, khó làm sau để triển khai đồng bộ. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thành sớm đề án quy hoạch của các xã và tổ chức công bố quy hoạch cho nhân dân; bao gồm điều chỉnh quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển về tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và cơ cấu đầu tƣ; Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; Tổ chức lại không gian kinh tế - xã hội trong tình hình mới; Phát triển kết cấu hạ tầng; Gắn liền phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trong quá trình thực hiện đã chỉ đạo rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.

- Trên cơ sở quy hoạch đƣợc duyệt, BCĐ xây dựng NTM của huyện lựa chọn lộ trình cho từng xã, trong đó ƣu tiên các xã có xuất phát điểm cao, điều kiện sản xuất thuận lợi nhƣ Chiềng Châu, Tòng đậu, Vạn Mai để tập trung

nguồn lực triển khai trƣớc, các xã còn lại làm sau; đồng thời lựa chọn danh mục dự án, chƣơng trình để ƣu tiên bố trí vốn tập trung đầu tƣ, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí đồng bộ, đạt chuẩn theo quy định.

- Phát triển sản xuất là mục tiêu của chƣơng trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, vì vậy huyện đã tập trung chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết 4 nhà; chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đai, thực hiện dồn đổi ruộng đất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất theo chƣơng trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Hòa Bình.

- Chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là vấn đề đƣợc huyện Mai Châu đặc biệt coi trọng, đảm bảo phải có sự thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận từ các các ngành và trong nhân dân trong huy động nguồn lực. Huyền thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện để đảm bảo yêu cầu về tiến độ và khả năng cân đối ngân sách, chỉ đạo lựa chọn nhóm công trình, dự án sử dụng nguồn vốn NSNN và vốn xã hội hóa của ngƣời dân và DN để đầu tƣ, đặc biệt làm tốt việc xã hội hóa làm đƣờng GTNT nhƣ việc huy động đóng góp ngày công lao động và hiến đất làm đƣờng GTNT...

- Tập trung chỉ đạo xử lý tốt việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Đây đƣợc coi là vấn đề hết sức quan trọng của chƣơng trình xây dựng NTM và cũng là tiêu chí khó thực hiện trong chỉ đạo xây dựng NTM. Xây dựng và ban hành Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn, nội dung chính là tổ chức mô hình vận chuyển, thu gom ở các xã và tổ chức đầu mối cấp huyện, tạo chuyển biến căn bản về vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn, đáp ứng tiêu chí số 17 về môi trƣờng.

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác định hƣớng chuyển đổi nghề, dạy nghề và xuất khẩu lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động; phát huy lợi thế về trình độ của ngƣời lao động để mở

rộng đối tƣợng đi xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động công nghiệp, lao động dịch vụ ở đô thị.

- Tập trung chỉ đạo đảm bảo An ninh trật tự, xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội ổn định. Chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cấp xã, đặc biệt rà soát đội ngũ cán bộ để củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã, và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ở nông thôn.

2.2.2.2. Triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh công tác hoạch định chiến lƣợc và quy hoạch, việc tuyên truyền, vận động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để cán bộ và nhân dân hiểu thấu đáo về nội và cách thức triển khai xây dựng NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, sự chỉ đạo sát sao, liên tục và đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi trong quán trình thực hiện, không tránh khỏi sai lầm và lung túng, vì thế sự định hƣớng, hƣớng dẫn cụ thể sẽ rất cần thiết để đƣa chƣơng trình đi tới thành công. Để ngƣời dân nắm bắt đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về xây dựng NTM, huyện đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, thực hiện phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền nhƣ Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trang thông tin điện tử, Đài truyền thanh huyện…để phục vụ công tác thông tin cho nhân dân.

MTTQ đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động để thu hút hội viên, đoàn viên vào tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú về mục đích, ý nghĩa và hình thức xây dựng NTM. Bên cạnh đó, nhiều ngành, đoàn thể huyện nhƣ Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... và các xã đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cho hội viên, đoàn viên

2.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới

Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 11/11/2010

(gọi tắt là Ban chỉ đạo 800 huyện) gồm 21 thành viên, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trƣởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó ban, các ủy viên là các cơ quan chuyên môn liên quan và các ngành đoàn thể. Cơ quan thƣờng trực là phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Thành lập tổ giúp việc; Hội đồng thẩm tra các tiêu chí NTM,

Ban Chỉ đạo 800 huyện đã ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định số 06/QĐ-BCĐ ngày 15/02/2011 và phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 375/QĐ-BCĐ ngày 18/4/2012.

Ủy ban nhân dân huyện ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện chƣơng trình trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ ngành Trung ƣơng và của tỉnh, đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc tại các xã nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chƣơng trình theo kế hoạch. Các phòng, ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo 800 huyện đƣợc phân công phụ trách các xã theo chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện.

Ủy ban nhân dân huyện đã phân công cán bộ chủ chốt của các cơ quan, ban ngành tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Văn phòng Điều phối của tỉnh tổ chức.

Ban chỉ đạo 800 huyện tổ chức mở các tấp huấn cho đối tƣợng là cán bộ chủ chốt của các xã, ban phát triển thôn, bản trực tiếp phụ trách, chỉ đạo Chƣơng trình với tổng số 11 lớp, 425 học viên tham gia, kinh phí thực hiện 336,5 triệu đồng. Qua công tác đào tạo tập huấn, phần lớn cán bộ tham gia cơ bản đã nắm bắt đƣợc nội dung, yêu cầu, đáp ứng thực hiện chƣơng trình từ huyện đến xã, đồng thời tổ chức 06 đợt cho ban chỉ đạo 800 huyện, lãnh đạo xã, xóm đi thăm quan học tập kinh nghiệm tại một số địa phƣơng trong và ngoài tỉnh làm tốt Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; (như đến tỉnh Thái Bình, Phú thọ, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và các huyện trong tỉnh Hòa Bình như Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn)

Để đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Mai Châu đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện đồng thời tiếp tục đề ra Chƣơng trình xây dựng NTM 05 năm tiếp theo (2016 – 2020) với

những nhiệm vụ chủ yếu là: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng, tạo phong trào thi đua sôi nổi, xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ, rộng khắp, thực hiện đạt kết quả cao, bền vững trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo hƣớng hiện đại, công nghệ cao và bền vững. Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại trên địa bàn nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng nguồn thu nhập cho cƣ dân nông thôn. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với việc chỉnh trang, xây dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí. Các xã và các ngành có liên quan của huyện cần tham mƣu, xây dựng cơ chế huy động vốn. Thực hiện đa dạng hóa, tranh thủ các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động nắm bắt và dự báo tình hình,làm tốt công tác ngăn ngừa tội phạm; giải quyết dứt điểm kịp thời, dứt điểm các vụ việc, khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở; không để nảy sinh điểm nóng...[4; tr 8]

Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Châu còn gặp những khó khăn, vƣớng mắc nhƣ: Ở một số xã việc quy hoạch thiếu tính tổ chức, liên hoàn giữa các thôn; chất lƣợng lập quy hoạch chƣa cao; ý thức về mô hình NTM chƣa đầy đủ, sâu sắc nên còn lúng túng; việc lập quy hoạch, đề án có chỗ còn chƣa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của từng xã cũng nhƣ tổng thể chung của cả huyện; kết quả lập quy hoạch là mô hình NTM có xã còn chƣa đƣợc mô hình hóa, trực quan, công khai rộng rãi để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm thực hiện của nhân dân. Cán bộ lãnh đạo một số xã trực tiếp tham gia lập Đề án trình độ còn hạn chế, chƣa chỉ đạo, tham gia một cách tích cực nên dự thảo Đề án phải chỉnh sửa rất nhiều lần, do một số xã việc đánh giá thực trạng 19 tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng còn chƣa chi tiết, cụ thể; chƣa xác định đƣợc các hạng mục, tiêu chí theo thứ tự ƣu tiên và còn tập trung quá nhiều vào tiêu chí về hạ tầng, chƣa chú trọng tiêu chí về phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đời sống của nhân

dân, một số xã có mức kinh phí rất lớn do vậy huyện đã yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp mang tính khả thi cao.

Hàng năm, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm kích thích nền nông nghiệp cũng nhƣ giảm bớt một phần khó khăn cho nông dân. Tuy nhiên, các chính sách hiện chỉ dừng lại ở mức đầu tƣ, hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời sản xuất, ngắn hạn mà chƣa có cơ chế dài hạn, thu hút các doanh nghiệp, các nhà máy thu mua, chế biến các sản phẩm ngành nông nghiệp.

2.2.2.4. Tổ chức bộ máy nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Năm 2011 Thủ tƣớng Chính phủ phát động phong trào thi đua “Cả nước

chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng

kế hoạch số 1760/KH-UBND ngày 16/12/2011 về việc tổ chức thực hiện phát động phong trào thi đua “ Tỉnh Hòa Bình chung tay xây dựng nông thôn mới ’’ hƣớng dẫn số 200/HD-SNV-SNN&PTNT ngày 09/02/2012 của liên sở: Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp &PTNT về việc hƣớng dẫn thực hiện phong trào thi đua

“Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội các cấp’’.

Trên tinh thần nội dung kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, hƣớng dẫn của Sở Nội vụ, Sở Nông nghiêp và PTNT. Ủy ban nhân huyện Mai Châu đã phát động phong trào thi đua “ Mai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới ’’ tại Văn bản số 45/UBND-NV ngày 01/3/2012.

Hội đồng Thi đua khen thƣởng huyện đã có văn bản hƣớng dẫn thực hiện công tác thi đua trong xây dựng NTM và có hƣớng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua khen thƣởng hàng năm.

Ban Chỉ đạo Chƣơng trình đã cấp sổ tay hƣớng dẫn, tập san về xây dựng nông thôn mới đến Ủy ban nhân dân các xã nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện chƣơng trình.

Đài truyền thanh, truyền hình huyện đã tăng thời lƣợng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động thực hiện của chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chƣơng trình. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Hội liên hiệp Phụ nữ đã chỉ đạo

triển khai nhiều mô hình thực hiện chƣơng trình: “Tổ phụ nữ tự quản đường

giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”, Hội Nông dân

huyện với phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau

làm giầu và giảm nghèo bền vững ’’ ..v..v...

Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc coi trọng đã góp phần tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho ngƣời dân có nhận thức đúng đắn về Chƣơng trình, từng bƣớc thay đổi nếp nghĩ, xóa bỏ tƣ duy trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chƣơng trình thành phong trào thi đua ngày càng lan rộng trong nhân dân.

Huyện Mai Châu đã thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình:

- Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo Chƣơng trình ở cấp huyện:

+ Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 11/11/2010

(gọi tắt là Ban chỉ đạo 800 huyện) gồm 21 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân

dân huyện làm Trƣởng ban, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó ban, các ủy viên là các cơ quan chuyên môn liên quan và các ngành đoàn thể. Cơ quan thƣờng trực là phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Thành lập tổ giúp việc; Hội đồng thẩm tra các tiêu chí NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)