2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, có toạ độ địa lý 20o24’ - 20o45’ vĩ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Theo số liệu thống kê năm 2017, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha; dân số trung bình là 54.537 ngƣời.
Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hƣởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Lớp đất đai ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tƣơng đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao.
Mai Châu có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến...), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song....), các loại tre, nứa, luồng...
Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Cò Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nƣớc, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.
Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng nhƣ các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã ở vùng cao nhƣ Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo còn rải rác có vàng sa khoáng với trữ lƣợng không lớn.
Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, cảnh quan môi trƣờng ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng đƣợc bảo vệ luôn giữ màu xanh tƣơi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với những di tích, danh thắng là điểm thu hút đông đảo khách du lịch nhƣ: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng Châu), bản Bƣớc (Xăm Khoè), xóm Hang Kia (Hang Kia),... Hang Khoài nằm ở núi Khoài, thuộc địa phận xóm Sun, xã Xăm Khoè. Đây là một di tích khảo cổ học, là di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Ngoài các di vật, trong hang còn có dấu tích của bếp và mộ táng. Niên đại của hang Khoài đƣợc xác định cách ngày nay khoảng 11.000 - 17.000 năm. Di tích này đã đƣợc Bộ Văn hoá - Thông tin cấp bằng công nhận di tích khảo cổ học vào năm 1996. Hang Láng nằm ở núi Chua Luông, thuộc Bản Lác, xã Chiềng Châu, đƣợc phát hiện và khai quật vào năm 1976.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế:
Năm 2017, tổng giá trị sản xuất đạt 1.672.700 triệu đồng (giá hiện hành), vƣợt 3,25% so với kế hoạch và tăng 25,11% so với cùng kỳ, trong đó: Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 604.700 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,15%; giá trị công nghiệp - xây dựng đạt 578.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,56%; giá trị thƣơng mại - dịch vụ đạt 490.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,29%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 52.054 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 20,373 triệu đồng/ngƣời/năm.
Trong trồng trọt thì cây lúa chiếm chủ yếu về diện tích và sản lƣợng. Ngành chăn nuôi ở Mai Châu chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình. Các loại gia súc thƣờng đƣợc nuôi là trâu, bò, lợn theo phƣơng thức chăn thả tự nhiên ở các bãi cỏ hoặc dƣới tán rừng là chính. Năm 2017, tổng đàn gia súc của
huyện đạt 41.683 con, đàn gia cầm đạt 200.094 con; sản xuất nuôi trồng thủy sản tƣơng đối ổn định, tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 75,22 ha, nuôi cá lồng đạt 447 lồng, sản lƣợng thủy sản khai thác đạt 210 tấn. Hình thành các mô hình chăn nuôi nhƣ: nuôi gà thả vƣờn, nuôi cá ao, nuôi bò, nuôi lợn sinh sản…
Thời gian vừa qua, ở Mai Châu, việc khai thác rừng chƣa thật hợp lý đã dẫn đến nguồn tài nguyên này ngày một cạn kiệt. Mấy năm gần đây, nhờ các chƣơng trình PAM, 327, dự án 661, dự án rừng phòng hộ, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... cung cấp vốn trồng và bảo vệ rừng nên thảm rừng ở Mai Châu đã và đang đƣợc phục hồi dần. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng luôn đƣợc chú trọng, hiện tƣợng chặt phá rừng làm nƣơng rẫy cơ bản đã đƣợc ngăn chặn.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Mai Châu giai đoạn 2014 – 2017
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tốc độ tăng trƣởng
GRDP (%) 16,3 13,4 13,6 18,62
Trong đó
- Thƣơng mại – dịch vụ 22 24,1 24,5 25,5
- Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp 15,3 9,4 14 18
- Nông, lâm, ngƣ nghiệp 1,3 -0,5 2,7 2,02
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Mai Châu
Cho đến nay, huyện Mai Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ƣu tiên phát triển sản xuất, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy mô sản xuất, tăng sản lƣợng các mặt hàng. Toàn huyện có 637 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã tiêu thụ khối lƣợng lớn nguồn nguyên vật liệu của địa phƣơng, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần tăng thu nhập cho 2.376 lao động.
Du lịch đƣợc coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh du lịch văn hoá nổi tiếng không chỉ ở trong nƣớc mà cả đối với du khách nƣớc ngoài nhƣ bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Bƣớc (Xăm Khòe)... Với 800 ha diện tích mặt nƣớc, hồ sông Đà là một danh lam thắng cảnh đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai Châu. Phát huy thế mạnh tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, quảng bá hình ảnh về văn hoá, bản sắc dân tộc, huy động nguồn vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện công trình hạ tầng du lịch huyện Mai Châu với tổng mức đầu tƣ 40 tỷ đồng nhằm củng cố, tăng cƣờng khai thác các tiềm năng về du lịch. Trong năm 2017 huyện Mai Châu đã đón 301.500 lƣợt khách đến tham quan, du lịch, trong đó khách quốc tế là 112.000 lƣợt ngƣời, tổng doanh thu đạt trên 75 tỷ đồng.
Về dân cư, dân tộc:
Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc. Năm 2017, dân số huyện Mai Châu khoảng trên 55.000 ngƣời. Trong đó, ngƣời Thái chiếm đa số gần 60%, dân tộc Mƣờng chiếm14,05%, ngƣời Kinh chiếm 14,01%, ngƣời Mông chiếm 9,6%, ngƣời Dao chiếm 2,02%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Ngoài thị trấn Mai Châu tập trung đông dân cƣ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện, hiện nay ở huyện cũng đã hình thành những tụ điểm dân cƣ theo hƣớng đô thị hoá nhƣ: Co Lƣơng (Vạn Mai), Đồng Bảng (Đồng Bảng)..., những khu dân cƣ này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 15 và là những hạt nhân làm chuyển biến tích cực cho kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Mai Châu.
Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động trong toàn ngành. Năm học 2016 - 2017 các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng giáo dục ở các bậc học cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tƣ tƣởng, nhận thức, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đƣợc chú trọng. Cơ sở vật chất giáo dục từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng. Tính đến ngày 30/12/2016, có 21/64 trƣờng trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia. 22/22 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục các bậc học.
Về y tế:
Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ động tích cực phòng chống dịch, thƣờng xuyên theo dõi giám sát dịch tễ tại cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng; thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hƣởng ứng tháng hành động “Vì chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm”, chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt quy chế chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và nâng cao tinh thần phục vụ, chăm sóc ngƣời bệnh, hiện có 100% Trạm y tế xã có bác sỹ, số bác sỹ/10.000 dân đạt 6,6 bác sỹ; đến nay có 10 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí chuẩn giai đoạn 2011-2020.
Về văn hoá, thể thao:
Nhằm có thể đƣa nhanh và nhiều các sinh hoạt văn hoá của cả nƣớc và tỉnh Hoà Bình về với nhân dân các dân tộc Mai Châu, trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở gồm: thƣ viện, điểm bƣu điện văn hoá xã và các đội văn nghệ quần chúng ở hầu khắp các bản, làng.
Ngành văn hoá Mai Châu đã tuyên truyền lối sống lành mạnh, góp phần từng bƣớc xoá bỏ các hủ tục mê tín dị đoan đã tồn tại hàng ngàn đời trong các cộng đồng dân cƣ. Các đám hiếu, hỷ đƣợc vận động tổ chức trang trọng, gọn
nhẹ mà vẫn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nhiều gia đình đƣợc công nhận là gia đình văn hoá, nhiều xóm bản là xóm bản văn hoá. Một số lễ hội truyền thống đã đƣợc khuyến khích khôi phục và duy trì nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
Duy trì các hoạt động phát thanh - truyền hình, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn; tiếp sóng các chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình tỉnh trong ngày; các chƣơng trình truyền thanh - truyền hình luôn đƣợc duy trì và nâng cao chất lƣợng, thu hút đông đảo khán, thính giả quan tâm, ủng hộ.
Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển đều khắp các xã, thị trấn với 183 đội văn nghệ, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, tác động tích cực đến công tác xây dựng xã hội lành mạnh, giảm các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; tổ chức thành công "Lễ hội Xên Mƣờng” dân tộc Thái, Lễ hội "Gầu tào" dân tộc Mông, Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện Mai Châu và đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba... các cuộc thi đấu giao lƣu thể dục, thể thao phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phƣơng; tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, thu hút nhiều lƣợt ngƣời xem. Đội chiếu phim duy trì hoạt động, tổ chức các buổi chiếu, phục vụ khán giả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa của huyện; xây dựng kế hoạch bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc; chỉ đạo các ngành liên quan tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch trên địa bàn
huyện; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch huyện Mai Châu giai đoạn 2017-2022./.
2.1.2. Ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. hiện xây dựng nông thôn mới ở Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Những ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã đem đến cho huyện Mai Châu những thuận lợi để phát triển về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng nhƣ dịch vụ du lịch.
Đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình, sự thống nhất chỉ đạo của HĐNN, UBND huyện Mai Châu, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội. HĐND, UBND huyện Mai Châu đã huy động và kêu gọi đƣợc sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngƣời nông dân, tạo đƣợc sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trƣơng XDNTM.
-Nằm dƣới thung lũng, khí hậu quanh năm mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trồng trọt và chăn nuôi, đầu tƣ các loại rau, củ, quả sạch cũng nhƣ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá ở các ao hồ, không những đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời dân mà còn giúp cho đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, đƣợc sử dụng thành quả của mình qua thực phẩm sạch và an toàn.
-Khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan thiên nhiên phong phú, cùng với nền văn hóa đa dạng, đa màu sắc của ngƣời dân tộc thiểu số nơi đây đã hình thành từ bao đời, là điểm thu hút khách du lịch với những loại hình du lịch cộng đồng. Du lịch cũng chính là hoạt động mà ngƣời dân huyện Mai Châu đang ngày càng quan tâm, trú trọng và đầu tƣ.
-Tình hình chính trị và an ninh trên địa bàn huyện đƣợc bảo đảm, chủ trƣơng cải cách hành chính nhà nƣớc trên địa bàn huyện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một trong những điều kiện thuận lợi để
toàn huyện tập trung xây dựng NTM.
-Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chƣơng trình đã đƣợc thành lập từ huyện đến cấp cơ sở và luôn đƣợc củng cố, đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dƣới. Công tác triển khai , xây dựng đề án theo tiêu chí NTM đã đƣợc các xã đồng lòng thực hiện. Chính vì vây, đến nay huyện Mai Châu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong triển khai thực hiện CTXDNTM.
- Những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Châu:
- Mai Châu bắt đầu XDNTM từ điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kém