lĩnh vực.
2.2.3.1 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm
Đấu tranh phòng chống tội phạm được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ hoạt động đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nhiệm vụ này bao gồm hai mặt: phòng ngừa từ xa để ngăn chặn nguồn phát sinh tội phạm và kiên quyết tấn công, trấn áp các loại tội phạm đã phát sinh.
Cấp ủy Đảng, chính quyền, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả chỉ thị số 48/CT-TW, ngày 22-10-2010 về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới” ; Chỉ thị
06/CT-BCA-C41 ngày 20/10/2016 của Bộ Công an về “ Tăng cường công tác
phòng chống tội phạm đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay”; Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm. Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng luôn xác định phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm phòng, chống tội phạm. Kiện toàn Ban Chỉ đạo 138 các cấp theo hướng sáp nhập các ban chỉ đạo về lĩnh vực phòng chống tội phạm, phòng
chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội về một đầu mối và tăng cường cán bộ có phẩm chất, nhiệt huyết, năng lực, kinh nghiệm vào Ban Chỉ đạo 138 các cấp.
Sự nghiệp phòng chống tội phạm là sự nghiệp của nhân dân, do dân, vì dân, là nhiệm vụ của toàn bộ các ngành trong bộ máy Nhà nước trong đó có ngành Công an là then chốt.
Trong quản lý nhà nước về TTATXH tại cơ sở, công an huyện Thanh Trì đã chủ động bàn bạc, đề xuất những hình thức, biện pháp phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tăng cường các hoạt động phòng ngừa xã hội, hạn chế môi trường, điều kiện dễ phát sinh tội phạm. Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý; giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp cục củng cố, kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm.
Trong 5 năm qua, có hàng trăm kẻ phạm tội đã bị phát hiện, đưa ra truy tố, xét xử, chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật cụ thể:
SỐ LIỆU TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ TỪ NĂM 2013 – 2017 STT Năm Tội phạm hình sự, mua bán người: Tội phạm ma túy Tội phạm về quản lý kinh tế, môi trường Tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công cộng Tổng số 1 2013 46 23 26 13 108 2 2014 51 11 20 12 94 3 2015 46 18 17 10 91 4 2016 60 14 24 9 107 5 2017 58 16 22 15 111 Tổng 261 82 109 59 511
Nguồn: Báo cáo Tổng kết của UBND huyện Thanh Trì về tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2013 - 2017
SỐ VỤ TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ TỪ NĂM 2013 – 2017
Năm Giết người Hiếp dâm Cướp tài sản Cướp giật Trộm cắp Bắt cóc Cố ý gây thương tích Bắt người trái pháp luật Tội phạm khác 2013 12 10 25 6 69 3 46 1 7 2014 15 7 55 8 85 4 35 0 8 2015 16 8 52 15 72 2 42 1 11 2016 10 12 50 14 69 5 61 3 9 2017 17 8 51 10 74 6 35 2 8 Tổng 70 45 233 53 369 20 219 7 43
2.2.3.2 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội.
Phòng chống tệ nạn xã hội là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội coi trọng, quan tâm đặc biệt.
Công an huyện Thanh Trì đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chuyên đề công tác đảm bảo ANTT; như: kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/7/2008 về thực hiện chuyên đề “Rà soát tình hình liên quan đến ANTT tại các thôn, xóm, cụm dân cư hàng tháng”; kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 12/8/2011 về thực hiện chuyên đề “Phát huy vai trò các đoàn thể quần chúng, phát hiện và giải quyết kịp thời mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì”; kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2013 về “Thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn huyện Thanh Trì”…tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết 09/CP và các Đề án chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống mua bán người, chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về ANTT; phòng chống cháy nổ; quản lý, vận động thu hồi vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Nghị quyết số 32/CP của Chính phủ và Thông tư số 12/BCA của Bộ Công an về các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông…tham mưu cho UBND huyện có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện công tác đảm bảo ANTT một cách chủ động, hiệu quả.
Là địa bàn có số người huyện ngoài về tạm trú, cư trú, học tập đông; hàng năm Công an huyện đều chỉ đạo các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý cư trú, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định; đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với các xã, thị trấn thu nhập dữ liệu dân cư để quản lý một cách khoa học, chặt chẽ, tạo thuận lợi cho nhân dân khi giải quyết
các thủ tục hành chính. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của 200 cơ sở kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về ANTT (gồm: 03 khách sạn, 51 Nhà nghỉ, 04 cơ sở kinh doanh Karaoke, 5 cơ sở dịch vụ cầm đồ, 27 cơ sở massage, 40 cơ sở kinh doanh in ấn, 106 cơ sở kinh doanh internet…)
2.2.3.3 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
Ðể thực hiện quản lý nhà nước về PCCC, Chính phủ giao cho Bộ Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC, trong đó Bộ Công an trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với công tác PCCC.
Cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 47/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC…Trong những năm qua, UBND huyện Thanh trì ngày càng tích cực tham gia quản lý nhà nước về PCCC, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định an toàn về PCCC. Lãnh đạo UBND huyện đã trực tiếp đi kiểm tra PCCC, tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc về PCCC ở địa phương, quan tâm chỉ đạo việc quy hoạch về PCCC; xây dựng và nhân rộng những mô hình tốt về PCCC…
Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC, phòng Cảnh sát PCCC số 7 đã tham mưu cho UBND huyện nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai đến từng chi bộ, thôn để đẩy mạnh, nâng cao ý thức người dân trong phong trào toàn dân PCCC. Phối hợp tuyên truyền về pháp luật và kiến thức PCCC với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, nội dung sâu sắc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân được nâng cao và đi vào nền nếp; phong trào Toàn dân tham gia PCCC được đẩy mạnh, phát triển sâu rộng. Hầu hết các công trình xây dựng lớn, có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa các giải pháp PCCC vào ngay từ khi thiết kế và thực hiện tốt việc
thẩm duyệt về PCCC. Công tác kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC được thực hiện nghiêm túc; trung bình mỗi năm đã phát hiện và yêu cầu khắc phục, loại trừ hàng ngàn vi phạm, thiếu sót có thể dẫn đến cháy, nổ. Công tác xử lý vi phạm an toàn PCCC được triển khai quyết liệt, đi đôi với việc xử phạt vi phạm hành chính. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã kiên quyết đình chỉ hoạt động nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn PCCC và thoát nạn… Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở theo quy định; tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo an toàn về PCCC nhất là đối với các chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở tập trung đông người, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ cháy, nổ cao...Nhiều khu dân cư người dân tự giác tham gia phong trào Toàn dân PCCC, trang bị phương tiện chữa cháy, giải tỏa lấn chiếm, tạo khoảng cách an toàn PCCC, dành đường cho xe chữa cháy cơ động khi có sự cố cháy nổ xảy ra… Lực lượng Cảnh sát PCCC trên địa bàn huyện Thanh Trì phát triển lớn mạnh, xử lý có hiệu quả những vụ cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ phức tạp, quy mô lớn…
2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
Thanh tra, kiểm tra là một chức năng của QLNN, đồng thời là một bộ phận trong chu trình quản lý, có quan hệ và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng khác và các bộ phận khác trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
Trên bất cứ lĩnh vực nào đi đôi với xây dựng và phát triển bao giờ cũng là bảo vệ, giữ gìn, vô hiệu hóa những hoạt động tiêu cực, phá hoại nảy sinh từ các hoạt động chống đối ở bên trong và thế lực thù địch ở bên ngoài. Vì vậy, việc thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra đối với việc tổ chức thực hiện, chấp hành những chủ trương, chính sách, quyết định liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự phải được quan tâm đặc biệt. Song thực tế những năm qua, vấn đề thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội còn nhiều yếu kém, vừa có chỗ bị chồng chéo, vừa có chỗ buông lỏng, có nhiều cơ quan cũng thực hiện chức năng này nhưng lại
rơi vào tình trạng chia cắt, thiếu thống nhất đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc QLNN trên lĩnh vực này. Ngay trong ngành Công an, công tác thanh tra cũng chưa được tập trung chỉ đạo, hiệu quả hạn chế, thời gian bị chi phối vào các việc cụ thể như xác minh giải quyết đơn khiếu tố…