huyện và hoàn thiện bộ máy công an huyện Thanh Trì đáp ứng đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện
3.2.2.1 Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì đáp ứng đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện
Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật với chủ trương hướng về cơ sở
Thứ nhất, cần củng cố, kiện toàn đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ huyện đến cơ sở - đây được coi là yếu tố mấu chốt quyết định đến chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác này. Về tổ chức bộ máy, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp không ngừng củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động, thành viên của Hội đồng là lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, tổ chức, đơn vị của huyện. Ngoài ra, Công an huyện, Bộ Chỉ huy quân sự huyện, Bộ đội và Cảnh sát
Phòng cháy, chữa cháy huyện cũng đã thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên không ngừng được tăng cường và nâng cao chất lượng, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải tạo thành mạng lưới rộng khắp ở tất cả cơ quan, đơn vị, đến từng xã, thôn, buôn. Bên cạnh đó, đội ngũ hòa giải viên của tổ hòa giải phải hàng ngày, hàng giờ đưa pháp luật đến với người dân ngay tại địa bàn, kịp thời đáp ứng các yêu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân.
Thứ hai, trong thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Thanh Trì cần triển khai duy trì thường xuyên hơn các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; nhiều hình thức nên được cải tiến để ngày càng đa dạng, linh hoạt, chuyển tải được nhiều thông tin pháp luật về cơ sở. Trong đó, phải kể đến việc tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật, xây dựng ấn phẩm tài liệu tuyên truyền pháp luật, bản tin Tư pháp Thanh Trì, Trang tin điện tử, tuyên truyền qua hệ
thống truyền thanh cơ sở; triển khai một số cuộc thi như: Thi tìm hiểu dịch vụ
công, Tìm hiểu An toàn giao phông, phòng cháy chữa cháy, Tìm hiểu Phòng chống tệ nạn xã hội,…. và những hoạt động lồng ghép hiệu quả việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý…. Các số hội thi, cuộc thi được tổ chức theo hình thức sân khấu hóa, cách thức tổ chức luôn được cải tiến khiến cho các thí sinh đến từ cơ sở hoặc những người dân tham gia cổ vũ không cảm thấy nhàm chán. Các tiểu phẩm dự thi chứa đựng các bài thơ, bài hát, câu vè, bằng những câu nói dân gian, gần gũi với cuộc sống thường ngày của người dân, trở nên dễ nhớ, dễ hiểu hơn đối với đông đảo người dân.
- Các tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật có nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, gần gũi với đời sống thường ngày để người dân có điều kiện tìm hiểu pháp luật. Bên cạnh đó, các cuốn tài liệu, đề cương, chuyên đề, sổ tay và các ấn phẩm tuyên truyền pháp luật khác cần được xây dựng theo kế hoạch hàng năm
và cấp phát miễn phí đến tận cơ sở được đông đảo cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện đón nhận.
- Để phát huy vai trò của mình, Phòng Tư pháp huyện thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình huyện, Đài Truyền thanh - Truyền hình các xã trong địa bàn và hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở để chuyển tải kịp thời các thông tin, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản mới thuộc các lĩnh vực đất đai, dân sự, hình sự, giao thông, dân chủ cơ sở, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo… đến từng hộ gia đình. Đồng thời, Sở Tư pháp huyện Thanh Trì nên phối hợp với Báo Thanh Trì dành riêng một chuyên mục giới thiệu văn bản pháp luật mới và giải đáp pháp luật vào số báo cuối tuần để kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân về các lĩnh vực pháp luật mà họ quan tâm.
- Cùng với công tác hòa giải, công tác trợ giúp pháp lý cũng là một kênh chuyển tải các quy định của pháp luật đến với người dân, có tính thiết thực cao vì thông qua việc tham gia tố tụng, đại diện, tư vấn, hòa giải cho đối tượng, đã trực tiếp cung cấp kiến thức pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần tạo môi trường pháp lý xã hội để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương đồng thời, kết hợp với việc cấp phát tài liệu, tờ gấp, nói chuyện chuyên đề về pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý đã đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với các đối tượng chính sách, yếu thế, tạo niềm tin trong nhân dân.
3.2.2.2 Hoàn thiện bộ máy công an huyện Thanh Trì đáp ứng đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ phát triển mạnh và trở thành huyện nội thành của Thủ đô, để phù hợp với mô hình quản lý đô thị hiện đại sẽ không còn lực lượng Công an xã mà thay vào đó là lực lượng Công an phường (từ 15 xã, 01 thị trấn có thể trở thành 17 đến 20 phường), nên cần phải tăng cường biên
chế, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công an huyện Thanh Trì; đồng thời chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ đủ để đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới, cụ thể là:
- Tăng cường biên chế: Trong thời gian tới cần tăng biên chế của Công an huyện lên 500 CBCS (trong đó lực lượng an ninh chiếm từ 10 đến 15%).
- Kiện toàn về mô hình tổ chức: Hiện nay mô hình tổ chức một số đội thuộc Công an huyện chưa theo đúng quy định của Bộ Công an (cụ thể: đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT được cơ cấu tổ chức và có chức năng nhiệm vụ như một đồn Công an trọng điểm; trong khi đó công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được giao cho đội Tham mưu). Địa bàn huyện Thanh Trì rộng, tình hình ANTT ngày càng phức tạp, trong khi đó hiện nay Bộ Công an mới quyết định thành lập 02 đồn Công an trọng điểm là chưa phù hợp, không đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo ANTT.
Công an huyện Thanh Trì cần đề nghị Công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an để nghiên cứu điều chỉnh mô hình tổ chức cho phù hợp, hiệu quả hơn, đó là:
+ Thành lập thêm 03 đồn Công an trong điểm để phụ trách công tác đảm bảo AN, TT tại các địa bàn.
+ Chuyển chức năng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (hiện đang giao đội Tham mưu thực hiện), nhiệm vụ hướng dẫn quản lý Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã và Công an xã (hiện đang giao các đội Tham mưu, Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH và các đơn vị quản lý địa bàn thực hiện) về đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT theo đúng quy định của Bộ Công an.
+ Thành lập mới đội Kỹ thuật hình sự - khám nghiệm; đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và đội Bắt truy nã.