Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình nhà nước cùng các ngành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, nhà nước ta luôn chú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội hành nghề mê tín dị đoan; tội chứa mại dâm; tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người
chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý…
Trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm cần xử lý nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp, những đối tượng chủ chứa, tổ chức, môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ yên tâm rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội.