8. Kết cấu của luận văn:
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
Cũng giống như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn, dân số đông, thành phần dân cư phức tạp. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện để công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống xã hội. Công tác lưu trữ sổ và hồ sơ hộ tịch đã được địa phương quan tâm. Các loại sổ bộ hộ tịch được ghi chép rõ ràng, lưu trữ khoa học, hồ sơ hộ tịch được đóng thành từng loại thuận tiện cho việc tra cứu. Tuy nhiên, sổ bộ hộ tịch từ năm 1989 trở về trước hầu hết đã cũ, rách nát, có phần gây khó khăn cho việc tra cứu khi có yêu cầu của công dân khi cấp bản sao. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch là công việc cấp bách và vô cùng quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh. Với những ưu điểm như khoa học trong quản lý, nhanh chóng, chính xác trong quản lý, tra xuất, sử dụng dữ liệu cho nhiều ngành, cơ quan quản lý khác nhau, khắc phục được nhược điểm của lưu trữ thủ công thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hộ tịch vừa giúp nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân vừa giúp nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
Kết luận chương 1
Hộ tịch là những vấn đề cơ bản, liên quan đến nhân thân của con người. Quản lý nhà nước về hộ tịch là sự thực hiện chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chủ thể thực hiện quản lý, đăng ký hộ tịch gồm: Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao); Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân về vấn đề này (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức trực tiếp làm công tác hộ tịch).
Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các hoạt động: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động hộ tịch; phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch; thực hiện đăng ký hộ tịch; quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hộ tịch; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về hộ tịch; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động hộ tịch; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho một số hoạt động hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch; thống kê nhà nước về hộ tịch; tổng kết hoạt động hộ tịch; báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt động hộ tịch.
Muốn quản lý tốt về công tác hộ tịch, cần phải đảm bảo các điều kiện như: hệ thống pháp luật hoàn thiện; tổ chức bộ máy, nhân lực; cơ sở vật chất phục vụ cho sự quản lý của nhà nước về hộ tịch; ý thức của người dân tham gia vào sự quản lý của nhà nước.
Để tạo cơ sở cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, tác giả thực hiện khái quát quy định pháp luật về hộ tịch ở cấp xã và những lý luận về quản lý nhà nước về hộ tịch.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HỘ TỊCH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH