Về lĩnh vực văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 55)

8. Kết cấu của luận văn:

2.1.3. Về lĩnh vực văn hóa xã hội

Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, Đảng bộ Quận luôn quan tâm lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, Quận đã đề ra nhiều chương trình, giải pháp để thực hiện. Nhờ huy động được sức mạnh toàn dân chăm lo cho sự nghiệp văn hóa - xã hội nên đã xuất hiện nhiều phong trào và các cuộc vận động có ý nghĩa chính trị sâu rộng, trong đó nổi bật nhất là các phong trào: “đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa - nhà tình thương”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” đã thiết thực chăm lo cuộc sống nhân dân lao động nghèo, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các phong trào trên đã có tác động lớn đến từng người, từng gia đình, cơ quan, đơn vị, khơi dậy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tương thân tương ái của người Việt Nam.

Từ một Quận nghèo, vùng ven Thành phố, nhiều hộ dân sống bằng nghề sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, trình độ dân trí thấp, nhiều người dân chưa biết chữ, tình hình an ninh - trật tự xã hội còn nhiều phức tạp. Ngày nay Quận 11 đã trở thành một trong những Quận có giá trị sản lượng lớn về sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của Thành phố; bộ mặt phố phường có nhiều đổi mới, nhiều khu nhà ở khang trang được xây dựng thay thế dần những khu nhà lụp xụp; nhiều công trình kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng được cải thiện của nhân dân trong Quận.

2.2. Khái quát về Ủy ban nhân dân phường

Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cấp chính quyền địa phương ở cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương. Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân phường có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên (thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công an xã). Thường trực Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân Phường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ủy ban nhân dân phường hoạt động theo hình thức chuyên trách. Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân Phường gồm có 7 chức danh: Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính. Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên chế phù hợp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn. - Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường.

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.

Cơ cấu và số lượng của Ủy ban nhân dân phường

- Thường trực Ủy ban nhân dân Phường: 03 người (01 Chủ tịch và 02 Phó chủ tịch).

- Thành viên Ủy ban nhân dân Phường: 02 người (01 quân sự và 01 Công an).

- Cán bộ, công chức chuyên môn hiện có: 10 người (trong đó có 01 là thành viên Ủy ban nhân dân Phường).

Phân công nhiệm vụ cụ thể

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường:

1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn, các Trưởng khu vực thuộc Ủy ban nhân dân Phường, trong việc thực hiện Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của và Quyết định Ủy ban nhân dân Phường.

2. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, trừ những vấn đề được qui định tại điều 3 quy chế này.

3. Áp dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cải cách hành chính, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường; Ngăn ngừa, xử lý các biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.

4. Tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại – tố cáo do nhân dân và các tổ chức gửi đến theo qui định của Pháp luật.

6. Đình chỉ, điều động công tác, khen thưởng kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý. Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo qui định.

7. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân Phường và các kết quả giải quyết sai trái của bộ phận chuyên môn.

8. Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các ngành: Công an, Quân sự, Bảo vệ dân phố, Tài chính, Thuế, Địa chính – Xây dựng, Tư pháp – Hộ tịch, Thanh tra nhân dân, Thi đua khen thưởng và 4 khu vực. Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả hoạt động của các ngành, khu vực nêu trên.

9. Xem xét và duyệt chi các khoản chi thường xuyên, đột xuất của Ủy ban nhân dân cũng như của các đoàn thể theo Nghị quyết của HĐND và theo qui định của Pháp luật.

10. Trong trường hợp đột xuất, phải vắng mặt trong thời gian 7 ngày trở lêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường hoặc thành viên Ủy ban nhân dân Phường giải quyết một phần hoặc toàn bộ công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường. Nội dung ủy quyền phải được thể hiện cụ thể bằng văn bản.

11. Trong hoạt động của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường thường xuyên giữ mối quan hệ với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường cùng người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

12. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại – tố cáo của công dân vào thứ 5 hàng tuần.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phụ trách văn hóa xã hội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường ủy quyền Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phụ trách Văn hóa xã hội (gọi tắt là khối Văn xã) trực tiếp phụ trách các bộ phận, lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, xã hộ – Thương binh xã hội, VHTT - TDTT - Đài truyền thanh - Nhà văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác như: Quản lý khối Văn phòng UBND, bộ phận cải cách hành chính “một cửa” liên thông, quản lý đối tượng dân số - kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, tổ công tác Tôn giáo, xóa đói giảm nghèo, khuyến học, Phổ cập giáo dục v.v…. và chịu trách nhiệm cá nhân khi giải quyết các công việc được ủy quyền. Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách văn xã có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các bộ phận thuộc lĩnh vực được ủy quyền.

2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường theo dõi và điều hành các hoạt động hàng ngày của Văn phòng Ủy ban nhân dân như: Tiếp dân, giải quyết hồ sơ hành chính của nhân dân (trừ những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực địa chính, ngân sách).Đôn đốc các ngành, khu vực, các Ban chỉ đạo, các Đội liên ngành thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường, các văn bản Pháp luật của Ủy ban nhân dân Phường và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên. Đề xuất Ủy ban nhân dân Phường giải quyết các vấn đề về tổ chức cán bộ.

3. Thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường về kết quả xử lý công việc. Lập kế hoạch chi kinh phí hoạt động thường xuyên, đột xuất của Khối với mức chi theo qui định của Pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phê duyệt.

4. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường vắng mặt, nếu có ủy quyền cụ thể, thì Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường được quyền giải quyết toàn bộ những vấn đề thuộc nội dung ủy quyền. Đồng thời chủ trì các phiên hợp của Ủy ban nhân dân Phường. Sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó.

5. Cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với Đảng ủy – Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phụ trách Khối quản lý đô thị

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường ủy quyền Phó chủ tịch phụ trách khối quản lý đô thị ( gọi tắt là khối Đô thị ) và chịu trách nhiệm cá nhân khi gải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được giao như: Địa chính xây dựng - môi trường - Quản lý đô thị - Kiến thiết đô thị, kiểm tra đề xuất xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đội tình nguyện xã hội, công tác PCCC - PCLB và Công đoàn phường. Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phụ trách khối quản lý đô thị có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các bộ phận thuộc lĩnh vực được ủy quyền.

2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường theo dõi và điều hành các hoạt động hàng ngày của Văn phòng Ủy ban nhân dân Phường như: tiếp dân, giải quyết các hồ sơ hành chính của nhân dân (trừ những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực ngân sách). Đôn đốc các ngành, khu vực, các đội liên ngành thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy phường, kế hoạch của Ủy ban nhân dân

Phường, văn bản Pháp luật của Ủy ban nhân dân Phường và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên. Đề xuất Chủ tịch giải quyết các vấn đề về tổ chức cán bộ.

3. Thay mặt Chủ tịch phường giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh vực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường về kết quả xử lý công việc. Lập kế hoạch chi kinh phí hoạt động thường xuyên, đột xuất của khối với mức chi theo qui định của Pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường phê duyệt.

4. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường vắng mặt, nếu có ủy quyền cụ thể, thì Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường được quyền giải quyết toàn bộ những vấn đề thuộc nội dung được ủy quyền. Đồng thời chủ trì các phiên họp của Ủy ban nhân dân Phường, sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó.

5. Cùng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với Đảng ủy - Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Về các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Ủy ban nhân dân, được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề được qui định tại Điều 3 của quy chế này.

2. Làm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường về lĩnh vực chuyên môn được phân công và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường và cơ quan chuyên môn cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đối với những vấn đề vượt quá chức năng, quyền hạn thì phải xin ý kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phường.

3. Các ủy viên là đại biểu Hội đồng Nhân dân phường phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu theo qui định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

Về Văn phòng Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức điều phối các hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân Phường; tham mưu và giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Phường cụ thể:

1. Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường nắm toàn bộ tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường về lĩnh vực kinh tế - xã hội, Quốc phòng an ninh, khu vực và các ngành chuyên môn.

2. Đề xuất các biện pháp cải tiến lề lối làm việc và cải cách hành chính của địa phương.

3. Lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó chủ tịch phường thông qua các chương trình công tác, các dự thảo báo cáo của Ủy ban nhân dân Phường. Theo dõi và định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện quy chế cho Ủy ban nhân dân Phường

4. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân Phường theo đúng nội dung, thể thức được qui định. Tổ chức việc thông báo, truyền đạt và theo dõi việc thực hiện các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên của Ủy ban nhân dân Phường đối với các ngành, khu vực trong phường. Đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.

5 Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường thực hiện tốt mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân Phường với Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong phường và với Ủy ban nhân dân Quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)