Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 91 - 94)

xã hội về trẻ em khuyết tật, phổ biến các chính sách đối với trẻ em khuyết tật

Công tác tuyên truyền phố biến nhận thức xã hội đối với trẻ em khuyết tật là giải pháp đầu tiên và là bước đi ban đầu có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật.

Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau. Để hoạt động này thực sự có hiệu quả, cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội đối với trẻ em khuyết tật bởi đó chính là nền tảng và là cơ sở cho hoạt động thực hiện chính sách. Trong thời gian tới đây, đòi hỏi công tác tuyên truyền cần được cấp ủy, chính quyền các cơ quan, tổ chức và các địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực người khuyết tật, trẻ em khuyết tật, hàng năm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần hệ thống hóa các văn bản quy định, biên soạn tài liệu tuyên truyền hướng dẫn nghiệp vụ,

tờ rơi….in và phát cho các địa phương để hoạt động này càng ngày càng đạt hiệu quả.

Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương với chức năng của Bộ, cơ quan cũng cần tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách và đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực tổ chức thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật. Một số ngành có vai trò quan trọng và liên quan như: Bộ xây dựng cần biên soạn và phổ biến các tài liệu “Giáo trình thiết kế xây dựng công trình kiến trúc bảo đảm cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng”, tập “Danh mục các câu hỏi và trả lời” giúp cho quá trình thẩm định thiết kế, nghiệm thu, giám sát công trình xây dựng được thuận lợi; tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong ngành, các đơn vị có liên quan, các tổ chức của trẻ em khuyết tật và địa phương về những quy định và các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng công trình để người tàn tật tiếp cận và sử dụng. Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh hoạt động biên soạn và tổ chức tập huấn trên toàn quốc cho nhân viên phục vụ xe khách về kiến thức và kỹ năng phục vụ trẻ em khuyết tật. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ trong cả nước hàng năm cần thiết tổ chức các lớp tập huấn cán bộ, triển khai các hoạt động về trẻ em khuyết tật theo lĩnh vực và chức năng đơn vị mình phụ trách, biên soạn và phát hành các văn bản liên quan đến ngày khuyết tật Việt Nam (18/4), ngày Quốc tế của người tàn tật (03/12).

Các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình Trung ương, địa phương như: Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, báo Lao động cần đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách về trẻ em khuyết tật bằng các hình thức như: Xây dựng chuyên đề, chuyên mục, các buổi tọa đàm, đưa tin về các gương điển hình của trẻ em khuyết tật trong việc vượt khó vươn lên, học văn hóa, học nghề, tạo việc

làm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, hoặc mở các chuyên mục để gây quỹ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Hội đồng tuyên truyền pháp luật của các địa phương cần trang bị tài liệu hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe can thiệp sớm tình trạng khuyết tật, tài liệu pháp luật về trẻ em khuyết tật cho “Tủ sách pháp luật”ở các xã, phường, thị trấn; có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng hệ thống chế độ chính sách đối với trẻ em khuyết tật đến các ngành có liên quan, đại diện tổ dân phố, thôn, xóm và các gia đình có trẻ em khuyết tật.

Đây là nội dung quan trọng mà nhờ nó, trẻ khuyết tật sẽ nhận được cái nhìn cảm thông chia sẻ hơn từ phía xã hội, giúp các em có thể vượt qua mặc cảm, tự ti, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

3.2.2. Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là chính bản thân gia đình có trẻ em khuyết tật và trẻ em khuyết tật

Khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào mọi hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật, tham gia các Đề án về trợ giúp người khuyết tật. Đặc biệt là chính sự phối hợp của gia đình có người khuyết tật và trẻ em khuyết tật từ việc xác định đối tượng, đến việc lập kế hoạch triển khai thực hiện ở xã, phường, thị trấn, để quản lý nguồn lực, giám sát đánh giá. Thông tin đầy đủ tới người dân về chính sách của Nhà nước đối với trẻ em khuyết tật và đặc biệt chính gia đình có trẻ em khuyết tật.

Theo tác giả thì hiện nay cần thiết nhất là phải tăng cường sự tham gia của gia đình trẻ em khuyết tật, vì hiện tại nhiều trẻ em khuyết tật đang sinh sống với gia đình và nguồn động lực của họ cũng dựa vào sự trợ giúp của gia đình và người thân. Chính vì vậy, gia đình được xem là nơi đầu tiên và cũng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hỗ trợ giúp đỡ trẻ em khuyết tật khắc phục khó khăn, vươn lên tạo lập cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Vì thế, bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em khuyết tật, cần phải hướng tới việc hỗ trợ cho hộ gia đình có trẻ em khuyết tật, nhằm giúp cho đối tượng này được chăm sóc tốt hơn, đồng thời qua đó lợi ích của trẻ em khuyết tật được đảm bảo một

cách bền vững và lâu dài. Trên cơ sở phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu, khó khăn và nguyện vọng của các hộ gia đình, cần nghiên cứu và ưu tiên thực hiện một số chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích hộ gia đình chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại gia đình, khuyến khích hộ gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em khuyết tật của họ tiếp cận được giáo dục, học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)