Hệ thống thể chế nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 37 - 88)

Hiệu lực và hiệu quả của chính sách đối với trẻ em khuyết tật phụ thuộc vào bối cảnh, điều kiện mà nó sinh ra và tồn tại. Khi trình độ kinh tế chưa phát triển, hệ thống thể chế, pháp luật chưa hoàn thiện thì chính sách đối với trẻ em khuyết tật chưa đạt được những chuẩn mực mang tính hệ thống do phần lớn giải quyết những vấn đề cụ thể hoặc tình thế trước mặt. Mặt khác, nó bị chi phối bởi điều kiện về tài chính, nhận thức pháp luật, tâm lý, tập quán xã hội làm cho tính khoa học của chính sách bị thiên lệch. Điều kiện kinh tế khó khăn thi nguồn lực thực hiện chính sách bị hạn chế dẫn đến việc cắt giảm mục tiêu, nội dung hoạt động chính sách đối với trẻ em khuyết tật.

Hệ thống thể chế nhà nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. Tuổi thọ của chính sách đối với trẻ em khuyết tật không chỉ phụ thuộc vào thời hạn của vấn đề chính sách mà còn bị chi phối bởi thể chế hành chính nhà nước, vào chủ thể xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và đặc biệt là chủ thể quyết định ban hành chính sách.

1.4.2. Tính chất của vấn đề chính sách

Đây là yếu tố gắn liền với mỗi vấn đề chính sách đối với trẻ em khuyết tật, có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách và tổ chức thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật. Nếu vấn đề chính sách đơn giản, liên quan đến ít đối tượng chính sách thì công tác tổ chức thực thi sẽ thuận tiện hơn so với các vấn đề chính sách phức tạp có quan hệ lợi ích tới nhiều đối tượng trong xã hội. Tính chất cấp bách của vấn đề chính sách tác động lớn đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu là vấn đề bức xúc cần được giải quyết ngay mới giúp cho đối tượng phát triển theo mục tiêu định hướng, thì sẽ được nhà nước và xã hội ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện. Tính chất của chính sách đối với trẻ em khuyết tật là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn.

1.4.3. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ quản lý và công chức

Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai… Cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực hiện thực thi chính sách đối với trẻ em khuyết tật mang lại kết quả thực sự.

1.4.4. Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để thực thi chính sách

Yếu tố này ngày càng có ý nghĩa quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách của nhà nước. Theo quy luật phát triển, các hoạt động kinh tế – xã hội ngày càng được tăng cường về quy mô và trình độ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Quy mô các hoạt động trên không chỉ tăng về lượng, mà còn lan tỏa trên một không gian rộng, vượt ra khỏi phạm vi biên giới của quốc gia. Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Trong thực tế, nếu thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đối với trẻ em khuyết tật đến với đối tượng một cách thường xuyên.

1.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở một số nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã ký công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007, nhưng thực tế công ước chưa được thông qua. Vào tháng 10 năm 2013, có khoảng 138 quốc gia đã thông qua công ước về quyền của người khuyết tật. Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhiều chính sách xã hội giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em khuyết tật và chuẩn bị các điều kiện để thông qua công ước này.

Những chính sách quan trọng dành cho trẻ em khuyết tật có thể được lựa chọn để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như: Thành lập quỹ trợ giúp TEKT, thiết bị thuận tiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận với các phương tiện giao thông, thông tin và truyền thông; phát triển và cải thiện đời sống của TEKT; y tế và phục hồi chức năng, giáo dục; quy định trách nhiệm của chính phủ và cơ quan địa phương và người dân đối với TEKT, cụ thể như: Vai trò của Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung ứng các dịch vụ hỗ trợ người

khuyết tật và trẻ em khuyết tật; vai trò của Chính quyền tỉnh và thành phố có trách nhiệm điều phối, giám sát, lập kế hoạch trung hạn cho chính quyền địa phương về việc thực hiện chính sách cho người khuyết tật và trẻ em khuyết; vai trò của Chính phủ xây dựng chính sách và kế hoạch quốc gia cũng như giám sát và đánh giá các chương trình thực hiện.

Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương có biện pháp để tăng cường nghiên cứu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tàn tật thông qua tuyên truyền những kiến thức cần thiết, đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em, phòng tránh và can thiệp sớm những có thể gây ra tàn tật. Thêm vào đó chính phủ và các cơ quan địa phương phải nỗ lực phòng ngừa và chữa trị những bệnh gây ra tàn tật, tăng cường nghiên cứu những bệnh gây tàn tật và có biện pháp cần thiết cụ thể đối với TEKT gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Về lĩnh vực y tế: Chính phủ và các cơ quan địa phương cần cung cấp cho TEKT các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng để TEKT có thể phục hồi, nâng cao khả năng học tập và duy trì cuộc sống hàng ngày; nghiên cứu phát triển các dịch vụ y tế và các dịch vụ khác để các em khuyết tật độc lập trong cuộc sống.

Về giáo dục: Cải thiện nội dung và phương pháp giáo dục để TEKT có thể nhận được một chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi, năng lực và mức độ tàn tật; nghiên cứu, đầu tư và phát triển cơ sở vật chất giảng dạy; tạo sự thông cảm giữa học sinh bị khuyết tật và học sinh không khuyết tật trong quá trình học tập tại trường.

Hỗ trợ tiếp cận trang thiết bị và công trình giao thông công cộng; Chính phủ và chính quyền địa phương cần đảm bảo cho TEKT có thể tiếp cận được các thiết bị công cộng, giao thông công cộng và các thiết bị công cộng khác để học có thể tham gia vào xã hội một cách độc lập; các nhà cung cấp dịch vụ giao thông công cộng và thiết bị công cộng khác cần nỗ lực đảm bảo TEKT có thể dễ dàng tiếp cận với các thiết bị để tạo khả năng độc lập và tham gia vào xã hội của TEKT.

Truyền thông: Cung cấp máy tính tiếp cận, các thiết bị công nghệ thông tin tiếp cận nhằm đảm bảo TEKT có thể tiếp cận thông tin và thể hiện mong muốn của họ; các nhà cung cấp cần quan tâm đến khả năng tiếp cận của TEKT trong khi cung cấp dịch vụ hay sản xuất thiết bị trên cơ sở đoàn kết xã hội.

Văn hóa: Khuyến khích TEKT tham gia vào các hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao thông qua việc điểu chỉnh các thiết bị, dụng cụ và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động này.

Chính phủ và các cơ quan địa phương có trách nhiệm đối với cuộc sống của TEKT thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn để bảo vệ quyền của TEKT, chống phân biệt đối xử và hỗ trợ họ trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội một cách độc lập.

1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật của Malaysia

Chính sách được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chắc chắn rằng trẻ em khuyết tật Malaysia có các quyền bình đẳng về mọi dịch vụ như các thành viên bình thường khác của cộng đồng; loại bỏ càng nhiều càng tốt các hiện tượng, hành vi phân biệt đối xử đối với người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống; khuyến khích sự công nhận và chấp nhận của cộng đồng đối với các nguyên tắc “người tàn tật phải được hưởng các cơ hội bình đẳng, được tham gia đầy đủ nhằm giúp họ được sống với đầy đủ quyền công dân ”.

Về chính sách y tế: Phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng tàn tật thông qua việc thực hiện một số hoạt động sau: Khảo sát, điều tra và nghiên cứu về nguyên nhân gây khuyết tật; phát triển các phương pháp phòng ngừa, hạn chế tình trạng khuyết tật; đảm bảo tất cả các nhân viên y tế và nhân viên hỗ trợ y tế tại các trung tâm y tế cơ sở được đào tạo đầy đủ và được trang bị các phương tiện chăm sóc y tế cho trẻ em khuyết tật, đảm bảo các nhân viên y tế được tiếp cận với công nghệ và các phương pháp chăm sóc thích hợp; áp dụng các phương pháp chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước, trong và sau khi sinh; nâng cao nhận thức

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, đài, và các phương tiện truyền thông khác về nguyên nhân dẫn đến tàn tật và các biện pháp phòng ngừa nên được áp dụng.

Về chính sách y tế: Mọi trẻ em khuyết tật dù ở cấp độ nào cũng đều được hưởng chương trình giáo dục miễn phí trong một môi trường phù hợp cho đến khi đủ 18 tuổi; giáo dục cho TEKT được lồng ghép như là một phần của lập kế hoạch giáo dục quốc gia, xây dựng giáo trình, tổ chức trường học, cho phép chương trình giảng dạy được linh hoạt, bổ sung và phù hợp; cung cấp các phương tiện giảng dạy có chất lượng và có thể tiếp cận được, tiếp tục đào tạo giáo viên và hỗ trợ cho các giáo viên. Chương trình giáo dục đặc biệt có thể được cân nhắc trong trường hợp khi hệ thống trường học nói chung không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của tất cả các học sinh khuyết tật hoặc trong trường hợp giáo dục đặc biệt chỉ phù hợp với một số học sinh khuyết tật, chất lượng giáo dục đặc biệt cần phản ánh được các tiêu chuẩn và các mong muốn giống như giáo dục bình thường. Đối với TEKT khiếm thị, ở cấp học mầm non và tiểu học, giáo trình sửa đổi nên bao gồm các kỹ năng sống hàng ngày, các hướng dẫn đặc biệt trong đọc và viết chữ nổi, xác định phương hướng và sự di chuyển, các kiến thức cơ bản về máy tính với phần mềm đọc màn hình, toán học, âm nhạc và các trò chơi nhưng không bị hạn chế đối với việc phát triển các giác quan. Đối với trẻ em khiếm thính, giáo trình sửa đổi nên nhấn mạnh vào phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Giáo trình nên bao gồm các hướng dẫn đặc biệt về lời nói, đọc bài nói, luyện khả năng nghe và sử dụng nhịp nhàng tất cả các kỹ năng giao tiếp, các giác quan và các phương pháp khác. TEKT cần được hỗ trợ bởi những người như phiên dịch ngôn ngữ ký hiêu, nhà thính học, bác sỹ chuyên khoa tai, bác sĩ chuyên khoa chữa trị các tật về nói, các giáo viên luyện kỹ năng nghe và những người khác mà trẻ em khiếm thính cần do nhu cầu giao tiếp đặc biệt của trẻ em điếc và trẻ em vừa mù vừa điếc, nên những người này cần phải học ở những trường phù hợp hơn đối với trẻ em hoặc ở những lớp học và đơn vị đặc biệt trong các trường

học hòa nhập trong hệ thống giáo dục. Đối với những người khuyết tật vận động, nên được giáo dục học tập như những người bình thường khác tại các trường bình thường và họ nên được sắp xếp, bố trí học trong các lớp học ở tầng 1 nếu có thể. Chương trình và các quan tâm khác nên được xây dựng phù hợp với các điều kiện và nhu cầu học tập của họ. Cần nỗ lực loại bỏ các rào cản về mặt thiết kế và kiến trúc đối với TEKT trong các trường học. Đối với trẻ em thiểu năng trí tuệ, giáo trình sửa đổi nên nhấn mạnh vào các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, hòa nhập xã hội, hướng nghiệp và các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày khác. Đối với những trẻ em thiểu năng trí tuệ nặng, nên tập trung vào phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Đối với những người có vấn đề hành vi như trẻ em bị bệnh tâm thần, trẻ em không có khả năng học tập, và những trẻ em bị đa tật, giáo trình sửa đổi nên bao gồm các hoạt động đặc biệt và các kỹ thuật hướng dẫn làm bình thường hóa các hành vi cư xử, các kỹ năng học thuật về kỹ thuật và chức năng nhằm đưa những trẻ em này trở lại hòa nhập xã hội. Ngoài ra, các cơ quan chức năng có liên quan khởi xướng hoặc phải khởi xướng các nghiên cứu về thiết kế và phát triển các phương pháp, dụng cụ hỗ trợ mới, đồ dùng giảng dạy, các tài liệu giảng dạy đặc biệt hoặc các hạng mục khác cần thiết để trẻ khuyết tật được hưởng các cơ hội giáo dục ngang bằng với các trẻ bình thường khác. Các cơ quan chức năng có liên quan sẽ thành lập một số các trường sư phạm phù hợp và hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ phát triển các chương trình đào tạo giáo viên chuyên biệt cho người tàn tật nhằm đáp ứng đủ giáo viên cho các trường chuyên biệt cho TEKT và các trường có trẻ em khuyết tật theo học. Để loại bỏ các thành kiến trong các quy định sẽ ban hành, các cơ quan chức năng có liên quan sẽ chuẩn bị một chương trình giáo dục toàn diện trong đó bao gồm các quy định sau: Triển khai kế hoạch giáo dục cụ thể cho trẻ em khuyết tật ở các trường học; cung cấp các phương tiện cho TEKT hoặc thay thế bằng các hỗ trợ tài chính cho cha mẹ hoặc người bảo hộ đẻ TEKT được đến trường; cung cấp miễn phí sách và các trang thiết bị đặc biệt cần cho việc học hành của TETT; cấp học bổng cho các học sinh tàn tật; lắng nghe và giải quyết

các phản ánh của các bậc phụ huynh về vấn đề sắp xếp chỗ học tập cho trẻ em khuyết tật.

Chính sách về Phục hồi chức năng: Các cơ quan chức năng có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 37 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)