Hoàn thiện chính sách của Nhà nước đối với trẻ em khuyết tật trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 94 - 95)

trong một số lĩnh vực

Trong hỗ trợ giáo dục, chăm sóc y tế, trợ giúp trẻ em khuyết tật cần phải phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt và giáo dục đặc biệt, hướng nghiệp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường, lớp giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập, tiếp tục vận động tổ chức, cá nhân cấp học bổng hỗ trợ cho học sinh là người khuyết tật để tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật đến trường.

Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ em khuyết tật, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên dạy hòa nhập học sinh khuyết tật. Xây dựng chế độ, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với người học, giáo viên dạy học hòa nhập và chuyên biệt cho đối tượng là trẻ em khuyết tật. Ngoài ra, trong giáo dục trẻ em khuyết tật cần phải ban hành các chương trình giáo dục trẻ em khuyết tật, như biên soạn sách giáo khoa, tài liệu đặc thù (như ngôn ngữ ký hiệu cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật), xây dựng tiêu chí và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng trong giáo dục trẻ em khuyết tật. Tăng cường kiểm tra đôn đốc địa phương thực hiện giáo dục trẻ em khuyết tật, động viên, khen thưởng dạy tốt, học tốt trong lĩnh vực giáo dục trẻ em khuyết tật.

Trong lĩnh vực y tế, cần thực hiện các dịnh vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh, để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận và hưởng các dịch vụ can thiệp sớm dựa vào cộng đồng, tăng cường các dịch vụ tư vấn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tăng cường năng lực đối với cán bộ quản lý, chuyên môn trong phục hồi chức năng, đặc biệt là tuyến cơ sở về kỹ năng phát hiện sớm và

can thệp sớm. Mặt khác, cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục hồi chức năng cho các cơ sở phục hồi chức năng.

Để trợ giúp trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng công trình công cộng, cần phải hoàn thiện các văn bản hiện có trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm tăng cường các biện pháp bắt buộc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để trẻ em khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình bảo đảm trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng trong việc thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình công cộng theo quy định của Luật người khuyết tật. Điều tra khảo sát, tổng hợp dữ liệu, báo cáo từ địa phương về việc thực hiện và thực trạng xây dựng công trình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình theo từng quý, sáu tháng, hàng năm để từ đó ra văn bản nhắc nhở các địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam (Trang 94 - 95)