7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoạ
Ngoại thương Việt Nam và thực trạng kinh doanh thẻ tại Vietcombank Huế
2.1.1. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán, có thể nói Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đã đặt ra những viên gạch đầu tiên cho dịch vụ thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được đưa vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 xuất phát từ nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ của khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Năm 1990, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, sau đó là đại lý thanh toán thẻ Mastercard của công ty tài chính MBF Malaysia và đại lý thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật Bản.
Cho đến nay, tất cả các thương hiệu thẻ quốc tế thông dụng: Visa, Mastercard, American Express, JCB, Diner Club và Union Pay đều được chấp nhận thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.