Định hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 89 - 91)

Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu của chi cục thuế cấp Huyện

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hướng hoàn thiện

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, thiên tai và nhân tai tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kết quả đạt được trong năm 2016 là tích cực với 12/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu về tăng trưởng GDP và xuất khẩu xấp xỉ đạt. Cùng với đó là môi trường kinh doanh được cải thiện, tăng 9 bậc so với năm 2015, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm.

Quản lý ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách nói riêng phải được thiết kế theo hướng khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chủ, trách nhiệm của các địa phương trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, phục vụ người dân, doanh nghiệp; tiến tới loại bỏ tư duy kinh tế kiểu cào bằng, bình quân chủ nghĩa trong phân bổ nguồn lực tài chính công để tạo ra động lực phát triển cho thời gian tới. Thành tựu và kết quả nói trên có sự đóng góp trực tiếp và rất lớn của ngành tài chính, được cụ thể bằng những kết quả như thu ngân sách Nhà nước vượt 7,6% dự toán.

Chi ngân sách Nhà nước được quản lý, điều hành chặt chẽ, kịp thời xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh và ngành tài chính luôn tiên phong trong triển khai quyết liệt chủ trương cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ. Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 -2020 là "Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ trong thực hiện ba

phá chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng bền vững"

Do vậy ngành tài chính cần quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chủ trương giải pháp cân đối ngân sách Nhà nước quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn bền vững.

Bên cạnh đó, ngành tài chính cần tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô đạt mức 6,7%, giảm bội chi ngân sách dưới 3,5% GDP và kiểm soát lạm phát dưới 4%. Để làm tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, ngành tài chính cần có tư duy mới và thay đổi căn bản cách tiếp cận với phương thức quản lý ngân sách Nhà nước.

Ngành tài chính nói chung, Bộ Tài chính nói riêng cần chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm, đồng thời quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục miễn giảm thuế nông nghiệp, rà soát các chính sách ưu đãi thuế hiện hành, ưu đãi nào ít có tác dụng mà lại gây thiệt hại cho ngân sách thì cần nhanh chóng hủy bỏ.

Hơn nữa ngành tài chính cần có đột phá trong cải cách quản lý tài sản công để gia tăng nguồn thu, hạn chế lãng phí, thất thoát. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa giảm và bán toàn bộ vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nỗ lực đạt được mục tiêu Việt Nam nằm trong top ASEAN - 4 về năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bên cạnh việc thực hiện những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, ngành tài chính tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương về xây dựng chỉnh đốn Đảng, tinh gọn bộ máy nhân sự theo hướng nâng cao trình độ và đạo đức trong thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)