Nội dung quản lý thu ngân sách cấp Huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 30 - 41)

Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu của chi cục thuế cấp Huyện

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp Huyện

1.2.2. Nội dung quản lý thu ngân sách cấp Huyện

1.2.2.1. Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách c p Hu ện

Hiện nay, quản lý thu ngân sách nói chung và quản lý thu ngân sách cấp Huyện nói chung chịu sự điều chỉnh của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

- Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 được áp dụng cho năm tài khóa 2017.

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

- Nghị quyết số 18/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Phước về Về việc phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2015, tỉnh Bình Phước.

- Nghị quyết số 11//2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Phước về Về việc phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh năm 2016, tỉnh Bình Phước.

- Quyết định số 52/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2015. - Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 27/12/2012 của HĐND thị xã Đồng Xoài về dự toán thu-chi NSNN năm 2013.

- Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của HĐND thị xã Đồng Xoài về việc thông qua KH điều chỉnh dự toán toán thu - chi

NSNN năm 2013.

- Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND ngày 25/12/2013 của HĐND thị xã Đồng Xoài về dự toán thu - chi NSNN năm 2014.

- Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 13/8/2014 về việc thông qua KH điều chỉnh dự toán toán thu - chi NSNN năm 2014.

- Nghị Quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND thị xã Đồng Xoài về việc phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã năm 2016.

- Nghị quyết số 165/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 về dự toán toán thu - chi NSNN năm 2017.

1.2.2.2. Tổ chức bộ má thu nộp ngân sách c p Hu ện

Bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện tập chung chủ yếu tại Chi cục thuế Thị xã, gồm có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng.

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội

bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội thuế liên xã phường.

Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Một số Đội thuế liên xã, phường.

Sơ đồ 1.2: Cơ c u của chi cục thuế c p Hu ện

Nguồn: Tổng cục thuế (2010)

Theo quy định hiện nay, công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện phải tuân theo chu trình NSNN, được phân thành 3 giai đoạn như sau: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán.

1.2.2.3. ập dự toán thu ngân sách

Lập dự toán:

Dự toán NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể (bảng 1.1).

- Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách nhà nước + Yêu cầu của lập dự toán:

Các nội dung thu NSNN phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc Thuế.

Dự toán phải được lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định.

Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.

+ Căn cứ lập dự toán:

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch.

Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN.

Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước mà cụ thể phân chia tỷ lệ hưởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.

Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hướng dẫn của ủy ban nhân dân các cấp về lập dự toán ở địa phương.

Nội dung công việc Thời gian

Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về các định mức phân bổ NS

và chế độ chi NS quan trọng làm căn cứ xây dựng dự toán Trước 01/5 NSNN

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế

Trước 31/5 hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN

Ban hành các Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách và ra

Trước 10/6 thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN

Các Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh hướng dẫn và

Trước 10/6 thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới

Các cơ quan, đơn vị các tỉnh gửi dự toán đến Bộ Tài chính và

Chậm nhất 20/7 Bộ kế hoạch đầu tư

Thảo luận dự toán giữa Bộ Tài chính với các cơ quan TW và

Từ cuối tháng 7 các địa phương; tổng hợp và lập dự toán NSNN trình Chính phủ

Chính phủ trình dự toán NSNN, phân bổ ngân sách cho các cơ

Trước 1/10 quan của Quốc hội để thẩm tra.

Ủy ban TC & NS của Quốc hội chủ trì họp thẩm tra Chậm nhất 05/10 Chính phủ báo cáo giải trình sau phiên họp thẩm tra của QH 3 ngày sau họp Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Chậm nhất 12/10 Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến Trước 18/10 Quốc hội họp, thảo luận, đi đến quyết định dự toán NSNN Trước 15/11 Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ NSTW Trước 20/11 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán và phân bổ NSĐP Trước 10/12 HĐND cấp huyện quyết định dự toán và phân bổ NS huyện. Trước 20/12 HĐND cấp xã quyết định dự toán và phân bổ ngân sách cấp xã Trước 31/12 Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách phải hoàn thành Trước 31/12

- Quy trình lập dự toán ngân sách:

Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể như sau: + Xác lập và thông báo số kiểm tra:

Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh.

Sau khi số kiểm tra đã được xác lập, các bộ, cơ quan trung ương thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

UBND cấp tỉnh tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện.

UBND cấp huyện tiếp tục hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

+ Lập và thảo luận dự toán ngân sách:

Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết.

Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dưới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với, các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu NSNN, trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu

+ Quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP.

HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình.

1.2.2.4. Thực hiện dự toán thu ngân sách

- Yêu cầu của chấp hành dự toán:

Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước.

Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất.

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau. - Nội dung chấp hành thu ngân sách nhà nước:

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ XNK, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.

Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.

1.2.2.5. Qu ết toán thu ngân sách

- Yêu cầu của quyết toán thu ngân sách nhà nước:

Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua KBNN.

Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán.

KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp.

- Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước:

Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định của Thông tư số: 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008.

Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp được tiến hành như sau:

Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi được HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính huyện.

Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.

Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN cấp tỉnh;

tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu ngân sách địa phương (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) trình UBND cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu ngân sách địa phương; lập quyết toán thu ngân sách trung ương và tổng hợp lập tổng quyết toán thu NSNN (bao gồm quyết toán thu ngân sách trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)