Đối với UBND tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 104 - 111)

Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu của chi cục thuế cấp Huyện

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Bình Phước

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu ngân sách. Tổng hợp các ý kiến tham mưu của các ngành từ thực trạng quản lý thu ngân sách trong từng lĩnh vực được giao để có các giải pháp kịp thời.

Trong thực trạng quản lý thu ngân sách của địa phương hiện nay, kiến nghị chính quyền địa phương thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo giao cho Ngành thuế, Ngành hải quan chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan lập Đề án đổi mới công tác quản lý thu ngân sách định hướng đến năm 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt để trên cơ sở đó có mục tiêu cụ thể đề ra nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm. Trong đề án cần:

- Đánh giá tình hình thu ngân sách hiện nay của tỉnh, đề ra các chỉ tiêu phấn đấu từ nay đến 2020, giao kế hoạch cụ thể về thu ngân sách cho từng địa bàn theo từng giai đoạn để có chỉ tiêu phấn đấu.

- Quy định rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan trong thực hiện đề án, đề ra hệ thống các giải pháp thực hiện cụ thể đối với từng đơn vị liên quan.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm Cục Thuế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện đề án này để UBND có chỉ đạo thực hiện.

Đề nghị thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh (trực tiếp là Ban Kinh tế và Ngân sách) phải có trách nhiệm tham gia ngay từ đầu quá trình lập dự toán để đảm bảo nắm cụ thể các nội dung trong dự toán, có cơ sở độc lập để có các điều chỉnh kịp thời dự toán nếu chưa phù hợp có như vậy mới bảo đảm thực thi được ý chí của cơ quan dân cử trong các quyết định của mình.

Đề nghị UBND tỉnh có quy định cụ thể về cơ chế trích thưởng về kết quả thu ngân sách Nhà nước, trong đó các cấp ngân sách quản lý và khai thác tốt nguồn thu, vượt dự toán thu hàng năm được giao thì phần vượt dự toán sẽ được xem xét để bổ sung cho ngân sách cấp đó theo quy định của Chính phủ.

Đề nghị UBND tham mưu trình HĐND quy định về tỷ lệ phân chia tỷ lệ được hưởng của các cấp chính quyền địa phương mà trong đó cần phải hạn chế tối đa việc các tỷ lệ phân chia này quá phức tạp theo cả nội dung thu, địa bàn thu và tỷ lệ được hưởng của các cấp ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã nhằm nâng cao tính chủ động và kích thích nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách tại các địa bàn cơ sở.

Cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan Hải quan và Quản lý thị trường nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, phối hợp với các Sở, Ban ngành trên địa bàn có liên, chống thất thu thuế đặc biệt là thuế NQD.

Các cơ quan quản lý thu phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Viện kiểm sát... Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đối

tượng nộp thuế, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các đối tượng có hành vi vi phạm về thuế.

Các trường hợp vi phạm về thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế và các cấp chính quyền, cơ quan thuế phải lập ngay hồ sơ gửi qua cơ quan Công an, Viện kiểm sát để thụ lý, giải quyết theo luật định.

Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và cơ quan thống kê để nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực, việc kê khai đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh. Phối hợp với Sở Kế hoạch- Đầu tư cùng xử lý trong các trường hợp các đơn vị phá sản giải thể đang nợ thuế.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015. Các cấp chính quyền nói riêng và UBND thị xã Đồng Xoài nói chung cần có những phương hướng cụ thể để đạt được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2020.

Theo đó, Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ, huy động tốt các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong nhiệm kỳ, phấn đấu xây dựng thị xã Đồng Xoài trở thành thành phố văn minh, hiện đại.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chương 3 đã trình bày định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Đồng Xoài đến năm 2020, đánh giá các mục tiêu và các chỉ tiêu của NSNN tại thị xã Đồng Xoài. Qua đó cần có những biện pháp cụ thể cần thiết để đáp ứng nhu cầu thu, chi NSNN của thị xã theo định hướng phát triển.

Trên cơ sở đó đã nêu lên được những quan điểm, để đảm bảo được những phương hướng, kế hoạch cụ thể trong công tác quản lý thu NSNN nhằm góp phần vào việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách tại thị xã Đồng Xoài đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch đã đặt ra.

Đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể và những kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Quản lý thu NSNN tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước là vấn đề nhạy cảm và có ý nghĩa cấp bách về cả lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế xã hội thị xã giai đoạn 2016 – 2020.

Do vậy, cần phải đáp ứng cả nhiệm vụ khai thác tốt các nguồn thu, bồi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách, bên cạnh đó phải khuyến khích được phát triển sản xuất kinh doanh của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Với sự đầu tư trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công với những nội dung khoa học sau:

Thứ nh t, hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN. Luận giải những nội dung như khái niệm, mục đích, yêu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách cũng như nội dung quản lý thu NSNN.

Thứ hai, Hệ thống và trình bày kinh nghiệm quản lý thu NSNN một số địa phương, trên cơ sở đó rút ra những bài học có tinh gợi ý cần nghiên cứu cho quản lý thu NSNN ở thị xã Đồng Xoài, tình Bình Phước

Thứ ba, Luận văn khái quát vị trí địa lý và kinh tế-xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến năm 2016, chỉ ra những tồn tại, hạn chế đang cần xử lý hiện nay và các nguyên nhân của các hạn chế đó.

Thứ tư, Luận văn đã hệ thống bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương tỉnh Bình Phước và thị xã Đồng Xoài , khái quát những định hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN giai đoạn 2016 – 2020 của thị xã Đồn Xoài, tỉnh Bình Phước

pháp đưa ra phù hợp với tình hình thực tế của thị xã Đồng Xoài và có giá trị thực tiễn nhất định cho công tác quản lý đặc biệt là quản lý thu NSNN tại địa phương. Những giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện qui trình lập dự toán thu ngân sách nhà nước, Chấp hành nghiêm kỷ luật trong quản lý thu ngân sách, Nâng cao hiệu quả quyết tán ngân sách, Tăng cường kỷ luật và thanh kiểm tra quản lý thu ngân sách và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Thứ sáu, Luận văn đề xuất ba kiến nghị đối với Bộ Tài chính, UBND tỉnh Bình Phước và UBND thị xã Đồng Xoài, nhằm có các chủ trương, chính sách và quyết định nhằm tháo gỡ nững khó khan, vướng mắc trong quản lý thu ngân sách của thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Do nhiều hạn chế khách quan, chủ quan trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót hạn chế, tác giả vô cùng trân trọng biết ơn sự thông cảm về những thiếu sót, hạn chế trên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Lan Anh (2005), Các yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, Tạp chí Tài chính-số 486.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2010), Giải pháp tăng cường nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị xã B c Ninh, tỉnh B c Ninh, luận văn thạc sỹ tài chính -ngân hàng.

3. Bộ tài chính (2011), Chiến lược thuế cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, NXB. Thống kê.

4. Chi cục thuế Thị xã Đồng Xoài (2015), Báo cáo ết quả quản lý thuế giai đoạn 2010 - 2015.

5. Cục thuế Tỉnh Bình Phước (2015), Đánh giá quản lý thuế giai đoạn 2010- 2015 và định hướng các năm tiếp theo.

6. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, báo cáo inh tế xã hội giai đoạn 2010- 2015.

7. Nguyễn Cẩm Chi (2000), Thuế giá trị gia tăng và thương mại điện tử: thách thức và thời cơ, Tạp chí Tài chính, (số 414).

8. Phan Văn Dĩnh (2004), Trên những chặng đường đổi mới, cải cách của ngành tài chính, Bộ Tài chính.

9. Trần Văn Giao (2012), Quản lý tài chính công, NXB Thống Kê, HN 10. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình quản lý tài chính công và công sản, tài liệu lưu hành nội bộ.

11. Mai Đình Lâm (2014), Tác động của Phân c p Tài hóa đến Tăngtrư ng inh tế của Việt Nam, NXB Tổng hợp – TP. Hồ Chí Minh

13. Quốc hội (2014), uật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

14. Quốc hội (2015), uật Ngân sách nhà nước.

15. Tổng cục thuế (2010), Qu ết định số 503/QĐ-TCT Qu định chức năng, nhiệm vụ, qu ền hạn và cơ c u tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc cục thuế.

16. Tổng cục thuế (2014), Tài liệu hội nghị triển hai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2014, đẩ mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho NNT.

17. Sử Đình Thành (2012), Tài chính công và phân tích chính sách thuế, Nhà

xuất bản Thống kê.

18. Trương Bá Tuấn (2012), Cải cách chính sách thuế GTGT: Kinh nghiệm các nước và một số hàm ý đối với Việt Nam, Sách Tài chính Việt Nam;

19. Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Giáo trình thuế, Nhà

xuất bản thống kê, Hà Nội.

20. Bùi Duy Thanh (2010), Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Nam Định, luận văn thạc sỹinh tế.

21. Nguyễn Thị Thanh (2008), Hoàn thiện quản lý thu- chi ngân sách Nhà nước của quận Cầu Gi thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã đồng xoài, tỉnh bình phước (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)