Các yếu tố cấu thành thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 31 - 37)

- Thứ nhất, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng thiết lập nên tổ chức bộ máy về đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.

- Thứ hai, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng xác định chức năng, nhiệm vụ, mối quan giữa các cơ quan trong đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.

- Thứ ba, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng là căn cứ để xác định quyền, nghĩa vụ của công chức lãnh đạo cấp phòng khi tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng.

- Thứ ba, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng là cơ sở để triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức lãnh đạo cấp phòng;

- Thứ tư, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng là căn cứ để quản lý, phân bổ, điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng một cách có hiệu lực và hiệu quả.

Tóm lại,thể chế đào tạo, bồi dưỡng sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng, góp phần xây dựng công chức lãnh đạo cấp phòng có đủ phẩm chất, năng lực trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

1.2. Các yếu tố cấu thành thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng đạo cấp phòng

1.2.1. Thể chế quy định mục tiêu, nội dung, nguyên tắc của đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định: “Mục tiêu của đào tạo, bồi dƣỡng là nhằm trang bị kiến thức,

kỹ năng, phƣơng pháp thực thi công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại”. “Đào tạo, bồi dƣỡng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định nhƣ: Phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng; kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng; đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chƣơng trình bồi dƣỡng theo vị trí việc làm; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả”. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng ở trong nƣớc gồm: Lý luận chính trị; Chuyên môn, nghiệp vụ; Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Nội dung bồi dƣỡng ở ngoài nƣớc, gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế” [14].

1.2.2. Thể chế quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền trong đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn đối với các cơ quan, đơn vị trong tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ:

+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng công chức.

+ Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi

dƣỡng sau khi đƣợc ban hành; theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dƣỡng công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dƣỡng công chức ở ngoài nƣớc theo thẩm quyền.

+ Tổng hợp nhu cầu, đề xuất kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm, trung hạn, dài hạn; hƣớng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện sau khi đƣợc Chính phủ phê duyệt.

+ Quản lý chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng.

+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức.

+ Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thƣởng trong đào tạo, bồi dƣỡng công chức.

+ Hƣớng dẫn việc tổ chức bồi dƣỡng công chức ở ngoài nƣớc bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính

+ Cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm, trung hạn, dài hạn, trong nƣớc và ở ngoài nƣớc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý.

+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp.

+ Cử công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng theo thẩm quyền. + Tổ chức các khoá bồi dƣỡng công chức ở ngoài nƣớc.

+ Tổ chức quản lý và biên soạn các chƣơng trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng công chức thuộc phạm vi trách nhiệm đƣợc giao.

+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng trong phạm vi thẩm quyền.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng:

+ Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng.

+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thuộc phạm vi quản lý.

+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp.

+ Tổ chức quản lý và biên soạn chƣơng trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng trong phạm vi trách nhiệm đƣợc giao.

+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dƣỡng trong phạm vi thẩm quyền.

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp sở, cấp vụ và tƣơng đƣơng trở lên;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng khác do cấp có thẩm quyền giao;

+ Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phƣơng pháp sƣ phạm cho giảng viên Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có nhiệm vụ: + Tổ chức thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tƣơng đƣơng;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã và các đối tƣợng khác do cấp có thẩm quyền giao.

- Các Học viện, Trƣờng, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tƣơng đƣơng;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng;

+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo chuyên môn nghiệp vụ và các đối tƣợng khác do cấp có thẩm quyền giao.

- Trách nhiệm của đơn vị sử dụng công chức + Thực hiện chế độ hƣớng dẫn tập sự.

+ Đề xuất việc biên soạn và lựa chọn chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với vị trí việc làm của công chức.

+ Tạo điều kiện để công chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định [14].

1.2.3. Thể chế quy định về quy trình, thủ tục để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ đã nêu rõ về tiêu chuẩn, điều kiện đƣợc đi đào tạo, bồi dƣỡng.

- Điều kiện công chức đƣợc cử đi bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc là: Có sức khỏe tốt. Đối với các khóa bồi dƣỡng có thời gian dƣới 1 (một) tháng, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dƣỡng bắt đầu. Đối với các khóa bồi dƣỡng có thời gian từ 1 (một) tháng trở lên, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 2 năm tính từ khi khóa bồi dƣỡng bắt đầu. Không trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; hoặc không thuộc một trong những trƣờng hợp chƣa đƣợc xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật. Công chức đƣợc cử đi bồi dƣỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao trong năm trƣớc liền kề. Chuyên môn, nghiệp vụ của công chức đƣợc cử đi bồi dƣỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dƣỡng.

- Điều kiện để công chức đƣợc cử đi đào tạo sau đại học là: Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trƣớc thời điểm cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm đƣợc cử đi đào tạo. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo [14].

1.2.4. Thể chế quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)