Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 41)

tạo, bồi dưỡng

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định: Khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng nhà nƣớc đảm bảo quyền lợi cho công chức, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, xử lý bồi thƣờng khi công chức vi phạm chế độ đào tạo, bồi dƣỡng.

- Đi đào tạo, bồi dƣỡng, công chức có các quyền lợi nhƣ: Đƣợc cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; Đƣợc tính thời gian đào tạo, bồi dƣỡng vào thời gian công tác liên tục; Đƣợc hƣởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; Đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dƣỡng.

- Ngoài ra, công chức phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dƣỡng; thực hiện quy chế đào tạo, bồi dƣỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trong thời gian tham gia khoá học. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo [14].

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng lãnh đạo cấp phòng

Có thể nói, việc xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng sẽ góp phần đƣa ra những giải pháp phù hợp khi tiến hành những điều chỉnh về thể chế trong lĩnh vực này. Nhìn một cách tổng thể có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng nhƣ: Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lề lối, tác phong, thói quen của đội ngũ cán bộ, công chức, điều kiện kinh tế xã hội, dân số, điều kiện tự nhiên…Trong phạm vi luận văn, tập trung nghiên cứu ba yếu tố sau: Yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa.

1.3.1. Thứ nhất, yếu tố chính trị

Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành, giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nƣớc. Nhà nƣớc trƣớc hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Do đó, mọi hoạt động của nhà nƣớc đều không thể đi ngƣợc lại các mục tiêu chính trị. Các quy định về sự điều tiết của nhà nƣớc đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hƣớng chính trị trong xã hội. Trong đó, khi Đảng đƣa ra một quyết sách, chủ trƣơng về đào tạo, bồi dƣỡng, luôn luôn phải đánh giá, xem xét và nhìn nhận nhiều chiều, nhất là tầm ảnh hƣởng của nó đến sự ổn định và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Do đó, những định hƣớng chính trị có ảnh hƣởng to lớn tới toàn bộ hệ thống thể chế nhà nƣớc nói chung và thể chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói riêng.

1.3.2. Thứ hai, yếu tố kinh tế

Điều kiện kinh tế của đất nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn tới việc thực hiện và hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng và ngƣợc lại, mức độ hoàn thiện thể chế thể chế đào tạo, bồi dƣỡng phản chiếu tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Mỗi tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế khác nhau. Kinh tế càng phát triển, đội ngũ công chức lãnh đạo cấp phòng càng có điều kiện nhận thức quan tâm đến các nội dung của đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng và ngƣợc lại. Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc đầu tƣ cho các chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng cũng còn hạn chế vì thế ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.

1.3.3. Thứ ba, yếu tố văn hóa

Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân tộc khác. Do đặc tính này mà mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tƣợng

trong xã hội phải đƣợc xây dựng phù hợp với các chuẩn mực chung đƣợc thừa nhận trong truyền thống, văn hóa. Một hệ thống thể chế chỉ tốt và đƣợc tự nguyện áp dụng khi nó phát huy đƣợc những ƣu điểm của các giá trị truyền thống, nhƣng đồng thời cũng phải loại bỏ đi những nhƣợc điểm của truyền thống nhƣ những hủ tục lạc hậu, tƣ duy bảo thủ… Vì vậy, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng bị chi phối, ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa của dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng, với các nội dung cơ bản nhƣ: Khái niệm công chức lãnh đạo cấp phòng, phạm vi, đặc điểm công chức lãnh đạo cấp phòng, vai trò, vị trí của công chức lãnh đạo cấp phòng; khái niệm về đào đạo, bồi dƣỡng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng; quan niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng đến thể chế về đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng.

Theo đó, công chức lãnh đạo cấp phòng là công chức đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, trong biên chế và hƣởng lƣơng, phụ cấp chức vụ từ ngân sách nhà nƣớc; lãnh đạo các công chức khác trong phòng thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng theo quy định của pháp luật. Nhằm xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo cấp phòng thì đào tạo, bồi dƣỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu; đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng là: Hoạt động trang bị, tiếp nhận, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng làm việc phù hợp với vị trí việc làm the

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, thì phải có thể chế đào tạo, bồi dƣỡng, có thể hiểu thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phong là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật pháp để điều chỉnh và tác động tới các đối tƣợng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về đào tạo, bồi dƣỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo cấp phòng đủ phẩm chất, năng lực trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng có các yếu tố cấu thành nhƣ: Quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng; Quy định thẩm quyền, trách nhiệm trong đào tạo, bồi dƣỡng; Quy định trình tự, thủ tục đào tạo, bồi dƣỡng; Quy định quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức trong đào tạo, bồi dƣỡng. Trong quá trình xây dựng, thực hiện, thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng chịu ảnh hƣởng bởi ba yêu tố chính gồm: Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, lề lối, tác phong, thói quen của đội ngũ cán bộ, công chức, điều kiện kinh tế xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO

CẤP PHÒNG Ở TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp phòng từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)