tạo, bồi dƣỡng công chức lãnh đạo cấp phòng ở tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Thực trạng thể chế
2.2.1.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng
a) Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016
Thực hiện Luật Cán bộ, công chức, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ƣơng đã ban hành Nghị định, Thông tƣ quy định, hƣớng dẫn triển khai; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành các quyết định, quy
định theo thẩm quyền để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, trong đó có công chức lãnh đạo cấp phòng, cụ thể nhƣ sau:
- Chính phủ, bộ, ngành Trung ƣơng đã ban hành 05 văn bản:
+ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức. Theo đó, Nghị định đã quy định rõ mục tiêu chính của việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức là để trang bị kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Đào tạo, bồi dƣỡng phải tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: Phải có sự quan tâm kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh; đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chƣơng trình bồi dƣỡng theo vị trí việc làm. Bốn chế độ đào tạo, bồi dƣỡng bao gồm: Hƣớng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự; Bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; Đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý; Bồi dƣỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm. Các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng công chức gồm có: tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xa.
Đào tạo, bồi dƣỡng công chức ở trong nƣớc với các nội dung gồm: Lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Ở ngoài nƣớc, đào tạo, bồi dƣỡng các nội dung gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Nghị định cũng quy định rõ về quyền lợi, trách nhiệm của công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng. Về trách nhiệm, công chức phải thực hiện chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định ; thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dƣỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trong thời gian tham gia khóa học. Về quyền lợi, công chức đƣợc cơ quan bố trí thời gian và
kinh phí theo quy định; thời gian đào tạo, bồi dƣỡng sẽ đƣợc tính vào thời gian công tác liên tục; Đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dƣỡng; Đƣợc biểu dƣơng khen thƣởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo bồi dƣỡng. Còn đối với công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài thì chỉ đƣợc tính thời gian đào tạo, bồi dƣỡng vào thời gian công tác liên tục [13].
+ Thông tƣ số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức. Tại Thông tƣ, Bộ Nội vụ đã hƣớng dẫn và quy định rõ thêm về chế độ bồi dƣỡng tối thiểu bắt buộc hàng năm, tiêu chuẩn, điều kiện cử công chức đi học sau đại học và đi bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài. Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể về các trƣờng hợp và quy trình, cách thức thành lập Hội đồng, xử lý đền bù chi phí đào tạo đối với công chức vi phạm. Ngoài ra, Thông tƣ còn quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công chức hàng năm theo quy định [5].
+ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, đối tƣợng áp dụng gồm: Cán bộ công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nƣớc ở Trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện); Cán bộ cấp xã, phƣờng, thị trấn (cấp xã) và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chinh phủ; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Quyết định đã đề ra mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 đến 2015, cụ thể là: Đối với cán bộ, công chức từ Trung ƣơng đến cấp huyện: 100% đƣợc đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 95% cán bộ,
công chức không giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm; 70-80% thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc hàng năm. Đối với cán bộ, công chức cấp xã: 90% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn theo quy định; 100% cán bộ cấp xã đƣợc bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý, điều hành theo vị trí công việc; 95% công chức cấp xã vùng đô thị, đồng bằng và 90% vùng núi có trình độ trung cấp trở lên; 70-80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Đƣa khoảng 3.000 lƣợt cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các nƣớc phát triển và đang phát triển; 100% ngƣời hoạt động không chuyên trách đƣợc bồi dƣỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đƣợc bồi dƣỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động trong năm 2011 và nửa năm 2012. Ở trong nƣớc, cán bộ, công chức, viên chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng các nội dung gồm: Lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng quản ký nhà nƣớc, kiến thức hội nhập… Ở nƣớc ngoài gồm: Quản lý điều hành chƣơng trình kinh tế - xã hội, quản lý hành chính công, quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, lĩnh vực, xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực, chính sách công, dịch vụ công, kiến thức hội nhập quốc tế.
Để thực hiện tốt Kế hoạch, Quyết định cũng đã đề ra các giải pháp thực hiện gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức và hoàn thiện hệ thống thể chế theo hƣớng gắn chế độ bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dƣỡng theo vị trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể…; đổi mới căn bản nội dung, chƣơng trình, tài liệu, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; củng cố kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn
lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức; mở rông tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bồi dƣỡng [27].
+ Thông tƣ liên tịch số 06/2011-TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/06/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Về tiêu chuẩn, giảng viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhƣ: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh; đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên quy định theo chức danh, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy; có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ sƣ phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao; đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị. Về nhiệm vụ, giảng viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1). Chuẩn bị giảng dạy, nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề đƣợc phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên; xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cƣơng môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; (2). Giảng bài, hƣớng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cƣơng và viết khóa luận tốt nghiệp; (3). Tìm hiểu trình độ, kiến thức và hiểu biết của học viên; thƣờng xuyên cập nhật thông tin để xử lý, bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phƣơng pháp giảng dạy và cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; (4). Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hƣớng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy; (5). Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng. Về chính sách, giảng viên thuộc
các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc hƣởng chế độ về tiền lƣơng, phụ cấp ƣu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lƣơng dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ đối với giảng viên các trƣờng đại học; đƣợc hƣởng chế độ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đƣợc hƣởng chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) hàng năm theo quy định của pháp luật; đƣợc áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ƣu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ theo các quy định của Nhà nƣớc nhƣ đối với giảng viên đại học [6].
+ Thông tƣ số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc dành cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Theo đó, Thông tƣ đã quy định phạm vi, nội dung, định mức trong sử dụng kinh phí để đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức.
Đối với phạm vi, Thông tƣ đã quy định rõ kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ƣơng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đƣợc sử dụng để đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
Đối với nội dung, định mức chi, chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở trong nƣớc gồm các nội dung: Chi phục vụ trực tiếp lớp học (thù lao, phụ cấp tiền ăn, đƣa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên, tài liệu học tập, khen thƣởng cho học viên, hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên, thuê hội trƣờng, phòng học, thiết bị phục vụ học tập, ra đề thi, coi thi, chấm thi, chi lễ khai giảng, bế giảng, nƣớc uống, đi khảo sát, thực tế, thuốc y tế, in và cấp chứng chỉ; Chi các hoạt động quản lý trực tiếp của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng hoặc các cơ quan, đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng (công tác phí, làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp, khảo sát, điều tra, xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dƣỡng, chi tổ chức các cuộc họp); Chi dịch thuật; chi biên soạn chƣơng trình, giáo trình; chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập; chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức. Chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ở nƣớc ngoài gồm các nội dung sau: Chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nƣớc; Chi học phí và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở dịch vụ ở nƣớc ngoài; Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu; Chi phí mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nƣớc ngoài; Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chƣơng trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nƣớc ngoài; Chi phí ăn, ở, đi lại, lệ phí sân bay; chi mua bảo hiểm; Chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa) [3].
-
các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
+ Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 23/2007/QĐ- HĐND ngày 22/8/2007 tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học. Trong đó, Nghị quyết đã đề ra những định hƣớng cơ bản về mục tiêu, ngành, hình thức đào tạo sau đại học và chế độ, chính sách đối với đào tạo đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia giỏi, đội ngũ những ngƣời làm khoa học trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [31].
+ Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 03 quyết định, gồm:
(1) -
23/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, chế độ, trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đƣợc cử đi đào tạo sau đại học. Mục tiêu trong giai đoạn 2007-2015 đào tạo 18 tiến sỹ, 310 thạc sỹ, bác sỹ, dƣợc sỹ, chuyên khoa cấp I, cấp II với tất cả các chuyên ngành, theo hình thức tập, không tập trung, trong nƣớc và nƣớc ngoài. Cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học đƣợc hỗ trợ các khoản kinh phí về học ngoại ngữ từ 3 triệu đến 4 triệu đồng, về các khoản chi phí trong quá trình học tập từ 10% đến 100% tổng kinh phí đào tạo tuỳ theo đối tƣợng và loại hình đào tạo và sau khi tốt nghiệp đƣợc hỗ trợ một lần theo chính sách thu hút, khuyến khích tài năng của tỉnh Ninh Bình [34].
(2) -
đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy định về thẩm quyền ra quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi học đại học, bác sỹ, dƣợc sỹ, đi học sau đại học ở trong nƣớc và đi đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài.
(3) -
và có nhiều điểm mới so với Quyết định số 2645/2007/QĐ-UBND, quy định rõ hơn về đối tƣợng, tiêu chuẩn, điều kiện đi đào tạo, bồi dƣỡng, về thẩm quyền, trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; cập nhật các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dƣỡng và quy định thêm chế độ, chính sách đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức khi đi học bác sỹ, dƣợc sỹ, đi học sau đại học [36].
b) Giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2018
+ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, Nghị định đã quy định rõ và đã đơn giản hơn điều kiện về thời gian công tác, cũng nhƣ rút ngắn thời gian cam kết thực hiện nhiệm vụ sau đào tạo so với trƣớc đây. Cụ thể, cán bộ, công chức đƣợc cử đi đào tạo sau đại học phải đáp ứng 04 điều kiện, gồm: Có