Chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

* Tổ chức bộ máy hành chính:

- Bộ máy hành chính chịu trách nhiệm thực thi chính sách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Mâu thuẫn nội bộ trong cơ quan hành chính, và giữa các cơ quan hành chính các cấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến

quá trình thực thi chính sách. Thông thường thực thi chính sách đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức nhất định để biến đổi mục tiêu chính sách thành hành động. Như trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì các tổ chức có trách nhiệm như sau:

+ Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương;

+ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp ủa Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”;

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.

tiêu quốc gia nên nó có mối quan hệ liên chính quyền đòi hỏi sự chung tay kết hợp của các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng như giữa các bộ ngành. + Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ; Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; ...

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; Phối hợp với một công ty viễn thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã; ... + Bộ Nội vụ: Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp; …

+ Các bộ, ngành khác có liên quan, phối hợp với nhau thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Ở các tỉnh thành phố triển khai Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh trên cơ sở Đề án này và chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện; Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, và triển khai thực hiện.

* Động cơ và lợi ích: Thực thi một chính sách cần có các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, mỗi cơ

quan hành chính có những lợi ích, tham vọng và truyền thống riêng. Những đặc trưng này có thể cản trở quá trình thực thi chính sách và định hướng kết quả của chính sách.

Sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Không chỉ do mâu thuẫn lợi ích của các đối tượng chính sách làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện, mà cón do sự không đồng nhất về những tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo điều hành thực thi chính sách.

* Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức: Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách công, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục

những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách công mang lại kết quả thực sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)