Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

thôn trên địa bàn huyện Mê Linh

Thực trạng công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tiến hành khi bắt đầu ngay từ khi Ban chỉ đạo thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg thành phố Hà Nội ra quyết định triển khai theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020”. Trong bài viết tác giả chỉ thu thập thông tin về thực trạng tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mê Linh từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015.

* Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

UBND huyện chỉ đạo triển khai toàn diện việc xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” báo cáo UBND thành phố; Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện và yêu cầu UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo; Tổ chức đào tạo nghề lao động nông thôn có nhu cầu học nghề trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện.

Thực hiện khá tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Dưới đây là kết quả số lượng lao động được đào tạo nghề ở một số năm trên các xã, thị trấn của huyện được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như sau:

- Năm 2013: Toàn huyện triển khai mở 71 lớp đào tạo nghề với 2.470 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia (trong đó có 210 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công,

1.308 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 332 lao động thuộc hộ nghèo, 01 lao động người khuyết tật, 01 lao động thuộc hộ cận nghèo và 547 lao động nông thôn khác.

+ Nghề nông nghiệp: đã mở 61 lớp với 2.120 học viên, bao gồm 14 lớp trồng rau an toàn, 16 lớp chăn nuôi thú ý, 06 lớp kỹ thuật trồng và chăm sóc

cây cảnh, 02 lớp trồng và nhân giống nấm.

+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 10 lớp với 350 học viên, bao gồm 08 lớp may công nghiệp và 02 lớp xây trát dân dụng.

- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề

+ Nghề nông nghiệp đã có 2007/2120 lao động có việc làm đạt 94,66%, trong đó có 1.707 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ 85%.

+ Nghề phi nông nghiệp đã có 288/350 lao động có việc làm đạt 82,28%, trong đó có 242 lao động làm đúng nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ

84%.

- Năm 2014: Toàn huyện triển khai mở 58 lớp đào tạo nghề với 2.030 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia. Trong đó có 1.196 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 317 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 582 lao động thuộc

diện thu hồi đất canh tác, 276 lao động thuộc hộ nghèo, 21 lao động người khuyết tật), 04 lao động thuộc hộ cận nghèo và 830 lao động nông thôn khác. + Nghề nông nghiệp: đã mở 36 lớp với 1.260 học viên, bao gồm 13 lớp trồng lúa chất lượng cao, 02 lớp kỹ thuật trồng hoa, 06 lớp trồng rau hữu cơ rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn, 07 lớp chăn nuôi thú y và 02 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả.

+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 22 lớp với 770 học viên, bao gồm 02 lớp điện dân dụng, 04 lớp xây trát dân dụng, 02 lớp chế biến món ăn (món chay), 07 lớp may công nghiệp, 02 lớp mộc dân dụng (kỹ thuật gia công bàn ghế), 02 lớp sản xuất mây tre đan, 03 lớp ốp lát tường và sàn.

- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.799 lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 1.626 lao động tự tạo việc làm, 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 88,6% có việc làm.

+ Nghề nông nghiệp đã có 1.184/1.260 lao động có việc làm đạt 93,96%, có 43 lao động thoát nghèo sau khi học nghề, đạt tỷ lệ 3,4%, 308 lao động phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình có hiệu quả sau khi học nghề, đạt 24,4%, số hộ sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa với năng xuất thu nhập chiếm khoảng 4%.

+ Nghề phi nông nghiệp đã có 615/770 lao động có việc làm đạt 79,87%, trong đó có 163 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 10 lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 442 lao động tự tạo việc làm sau

khi học nghề.

- Năm 2015: Toàn huyện triển khai mở 35 lớp đào tạo nghề với 1.215 học viên lao động nông thôn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia. Trong đó có 1.024 lao động nông thôn thuộc đối tượng 1 (bao gồm 305 lao động thuộc hưởng chính sách ưu đãi người có công, 414 lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác, 305 lao động thuộc hộ nghèo), và 191 lao động

nông thôn khác.

+ Nghề nông nghiệp: đã mở 26 lớp với 900 học viên, bao gồm 08 lớp trồng lúa chất lượng cao, 07 lớp trồng rau an toàn, 02 lớp kỹ thuật trồng cây

ăn quả, 03 lớp kỹ thuật trồng hoa, 04 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn, 02 lớp chăn nuôi gia cầm.

+ Nghề phi nông nghiệp: đã mở 09 lớp với 315 học viên, bao gồm 02 lớp điện dân dụng, 02 lớp điện công nghiệp, 02 lớp may công nghiệp, 03 lớp

ốp lát tường và sàn.

- Số lao động được tạo việc làm sau khi học nghề: Toàn huyện có 1.210 lao động có việc làm sau khi học nghề, trong đó có 937 lao động tự tạo việc làm, 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi đào tạo, đạt tỷ lệ 92,18% có việc làm.

+ Nghề nông nghiệp đã có 855/900 lao động có việc làm đạt 95,0%, có 365 lao động thuộc hộ có thu nhập khá, đạt tỷ lệ 40,56%.

+ Nghề phi nông nghiệp đã có 265/315 lao động có việc làm đạt

84,13%, trong đó có 40 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 143 lao động được tuyển dụng sau khi đào tạo, 82 lao động tự tạo việc làm sau khi học nghề.

Sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo nghề, phần lớn người lao động đã nắm được những kiến thức cơ bản để tiếp tục áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều người đã vận dụng và phát huy được những kiến thức được học để tự tạo việc làm hoặc ký hợp đồng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

* Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã

Cử 236 cán bộ, công chức xã tham gia các lớp bồi dưỡng chức danh năm 2015. Kết quả là 100% cán bộ, công chức xã hoàn thành các lớp bồi dưỡng với số lượng cụ thể như sau:

- Cử 09 cán bộ, công chức văn phòng - thống kê xã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành Văn phòng – thống kê theo Văn bản số 2610/SNV-ĐTBDTD ngày 23/10/2015 của Sở nội vụ thành phố Hà Nội.

- Cử 09 cán bộ, công chức Địa chính – Môi trường tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành Địa chính – Xây dựng theo Văn bản số 1969/SNV-ĐTBDTD ngày 03/9/2015 của Sở nội vụ thành phố Hà Nội.

- Cử 05 Chủ tịch UBND xã, 07 phó Chủ tịch UBND xã, 03 Chủ tịch HĐND xã, 03 phó Chủ tịch HĐND xã tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo chức danh HĐND-UBND theo Văn bản số 2492/SNV-ĐTBDTD ngày 14/10/2015 của Sở nội vụ thành phố Hà Nội.

- Cử 04 Bí thư Đảng ủy, 03 phó Bí thư Đảng ủy, 05 Chủ tịch Hội cựu chiến binh, 07 Chủ tịch UBMTTQ, 09 Bí thư Đoàn thanh niên, 03 Chủ tịch Hội phụ nữ, 01 Chủ tịch Hội nông dân tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo chức danh Đảng, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể theo Văn bản

2491/SNV-ĐTBDTD ngày 14/10/2015 của Sở nội vụ thành phố Hà Nội. * Tình hình cho vay vốn tạo việc làm phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

- Năm 2013: Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện, trong năm chưa có lao động nông thôn sau khi học nghề có dự án vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi. Hiện chỉ có 78 hộ là lao động học nghề thuộc các hộ nghèo vay vốn, với số tiền 1.560.000.000 đồng, qua đó giải quyết được việc làm cho khoảng 172 lao động.

- Năm 2014: Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện, trong năm chưa có lao động nông thôn sau khi học nghề có dự án vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi. Hiện chỉ có 57 hộ là lao động học nghề thuộc các hộ nghèo vay vốn, với số tiền 1.140.000.000 đồng.

- Năm 2015: Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện, trong năm chưa có lao động nông thôn sau khi học nghề có dự án vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)