Các bên liên quan trong thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Lợi ích và động cơ của các bên liên quan như: người thụ hưởng chính sách, các đối tác, những người liên quan khác có ảnh hưởng đến đến kết quả thực thi chính sách. Ảnh hưởng của họ đến thực thi chính sách được thể hiện ở những phương diện sau:

- Tiềm năng chính trị và kinh tế: Các nguồn lực kinh tế và chính trị của các bên liên quan ảnh hưởng đến thực thi chính sách. “Các bên liên quan được hiểu là cá nhân hay nhóm người có liên quan về mặt lợi ích, họ có thể ảnh hưởng những quyền lợi hay bị mất mát, thiệt thòi bởi một dự án hay chính sách nào đó, hay có thể là những bên tác động ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của một chương trình dự án, hay chính sách đó” [02, tr.59].

Các nhóm quyền lực bị ảnh hưởng bởi chính sách có thể ủng hộ hoặc chống đối chính sách. Ví dụ như trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì chính sách đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã được ủng hộ bởi quyền lợi của nhóm đối tượng này được hưởng nên họ rất ủng hộ. Nên các cơ quan thực thi chính sách cần tranh thủ được sự ủng hộ và nhượng bộ đó trong quá trình thực thi chính sách.

Tiềm năng kinh tế của đối tượng thụ hưởng và các bên đối tác quyết định mức độ tham ra của họ vào quá trình thực thi chính sách công. Như trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn này thì đối tượng người dân nông thôn được hưởng chính sách đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và kinh tế nên họ sẵn sàng và tham gia vào chính sách với mức độ cao. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà đối tượng thụ hưởng không tiếp cận được

nhiệt tình tham gia vào quá trình tạo ra các đầu ra của chính sách thì chính sách đó khó có thể đạt mục tiêu đúng hạn. Nếu trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà do nguồn kinh phí để thực hiện chính sách mà không được cấp kịp thời về các địa phương thì chính sách này tại địa phương sẽ khó mà đạt mục tiêu đúng hạn.

- Động cơ và lợi ích: Các nhóm tham gia vào thực thi chính sách và các chương trình dù là các bên đối tác, hay đối tượng thụ hưởng đều cố gắng cải thiện chế độ phúc lợi của họ hoặc tối thiểu hóa các thiệt hại của họ bằng việc khẳng định vai trò của họ trong quá trình thực thi chính sách công nhằm tăng cường địa vị kinh tế hoặc xã hội. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì dù là các đơn vị sử dụng lao động qua đào tạo hay là lao động được đào tạo đều bỏ ra khoản chi phí thấp mà có lợi ích về mặt kinh tế, như đơn vị sử dụng tuyển được nguồn lao động chất lượng qua đào tạo mà họ không phải bỏ chi phí đào tạo mà sử dụng được ngay, còn người lao động được đạo tạo nhờ vào chính sách mà có việc làm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

- Sự ủng hộ của người dân: Trong xã hội thì tiếng nói của người dân cần được coi trọng. Tùy thuộc vào trình độ phát triển và cơ chề quyết định được thực hiện theo cơ chế dân chủ trực tiếp hay cơ chế dân chủ đại diện. Cho

dù cơ chế nào đi nữa, thì sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành công. Trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà không được sự đồng tình ủng hộ của người dân ở địa phương thực thi chính sách thì địa phương đó chắc chắn sẽ không thành công.

Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách. Mục tiêu chính sách thành công của các quốc gia làm thay đổi

trạng thái, kinh tế, xã hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách không chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được người dân ủng hộ thực hiện và ngược lại thì chính sách sẽ bị bỏ rơi.

1.3. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)