Tổng Giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2015 đạt 4926,3 tỷ đồng, chiếm 2,51% tổng GDP toàn Thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện năm 2008 là 37,39 %, năm 2009 là 8,66 %, năm 2015 là 12,47 % . Bình quân cả giai đoạn 2011 - 2015 là 20,8 %, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 25,1%; khu vực dịch vụ tăng 15,6%.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện có sự dịch chuyển tích cực theo hướng giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, cơ cấu kinh tế theo ngành Công nghiệp- Xây dựng, Nông nghiệp và Dịch vụ là 76,3% -19,8% - 3,9%, năm 2015 là 86,7% - 10,2% - 3,1% [04, tr.12]
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,4%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó, riêng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (ước đạt năm 2015) tăng gần 52% so với năm 2010. Xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả quan trọng, huyện phấn đấu đến hết năm 2015 có 10/16 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM. Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị - trật tự xây dựng có nhiều chuyển biến. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện. Lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc. An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm còn dưới 3% (vượt 2% so với chỉ tiêu Nghị quyết đại hội lần thứ IX đề ra)...
Trong những năm qua, cùng với quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quỹ đất phát triển công nghiệp và dành cho các nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, từ 8588,22 ha năm 2010 xuống còn 8010,08 ha năm 2014 và 8000,08 ha năm 2015; trong khi dân số tăng nhanh, đã làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. Đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện hiện nay là 410 m². Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố manh mún, nhỏ lẻ, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, hiện đại hóa để sản xuất mang tính hàng hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông thôn qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nông
trường làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp nhất là nông dân.
Về tình hình khác: Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 8,64%, giảm 6,33% so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm bình quân 1,27%, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Toàn huyện đã xây dựng được 449 nhà Đại đoàn kết và nhà cho hộ nghèo, sửa chữa và xây mới 175 nhà tình nghĩa với kinh phí trên 6,1 tỷ đồng. Hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán đã huy động nguồn kinh phí lớn để giúp đỡ người nghèo, góp phần giảm bớt khó khăn [04, tr.21]
=> Từ những điều kiện về kinh tế xã hội của huyện đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Mức sống của người nông dân ở huyện vẫn còn nghèo, kinh tế hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong khi đó tình hình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đòi hỏi cao: mọi thứ đều đắt đỏ, đất đai tăng cao khiến đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn kéo theo sự kém phát triển kinh tế - xã hội.
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương có những nghề phụ và người lao động quen với phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động người lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề của chính sách.