Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Thể chế có thể hiểu là những thiết chế chính trị, luật lệ và quy định mang tính pháp lý, của một chế độ xã hội. Trong chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể chế chính sách có thể hiểu là các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xác định các mục tiêu. Giải pháp, các chủ thể tham gia và mối quan

đánh giá chính sách.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 962/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Trưởng ban là Phó thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định này, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án); giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án; kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai các hoạt động của Đề án.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại Điều 1 đã quy định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn tham gia của các chủ thể chính sách.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Đề án cấp thành phố; chủ trì, phối hợp với các sở, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 15-1-2010 và Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13-7-2010 triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Quyết định số 3658/QĐ-UBND ngày 17- 7-2010 về việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Hà Nội.

Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Để hướng dẫn các huyện triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn liên Sở: Lao động - TB&XH và Tài chính đã ban hành văn bản số 813/HD-LS ngày 24/5/2011 hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

* Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn;

- Đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp: nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và các cơ sở có đủ điều tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Hàng năm, 5 năm tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn để thực hiện Đề án của huyện (bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã), gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hội và Sở Nội vụ để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định và thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn huyện;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện;

Bán sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Sở lao động TB&XH về thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. UBND huyện Mê Linh đã chủ động ban hành các văn bản, kế hoạch như thành lập Ban chỉ đạo 1956 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách đào tạo nghề ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)