phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn chặt với công tác quy hoạch công chức. Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng công tác của công chức nhà nước. Qua kết quả đánh giá kỹ năng trong thực thi công vụ của công chức các phường trên địa bàn quận Hoàng Mai cho thấy: công chức các phường còn yếu về các kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ. Việc đào tạo, bồi dưỡng còn chưa thường xuyên và chưa sát với yêu cầu giải quyết công việc của công chức cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới năng lực thực thi công vụ của công chức. Do vậy, cần thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng vừa chuyên sâu vừa kết hợp giữa lý thuyết với kỹ năng nghiệp vụ và bám sát yêu cầu chính trị của địa phương.
Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng, có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lượng của đội ngũ Công chức các phường ở quận Hoàng Mai. Phương pháp đào tạo hiện đang sử dụng theo phương pháp truyền thống là “lên lớp” “thuyết trình”: giảng viên giảng bài - học viên nghe và ghi chép, tức là thông tin một chiều. Hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống này bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Đó là: người học luôn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, dẫn đến dễ bị ức chế, người học không phát huy được năng lực sáng tạo trong học tập, kiến thức tiếp thu ở lớp mau quên khó vận dụng vào thực tế. Để tổ chức được khóa học có hiệu quả, giảng viên phải lựa chọn được phương pháp truyền thụ kiến thức hai chiều giảng viên đến học viên để đạt được mục đích của đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó Phòng Nội vụ phối hợp với các UBND phường tiến hành đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng nhằm xem xét giá trị thực tế của cơ sở đào tạo đối với công chức các phường trong việc thực hiện nhiệm
vụ của mình. Việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bô, công chức.
Thực tế cho thấy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay còn chung chung, nặng về lý thuyết, các phần kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ quản lý hành chính, kỹ năng tin học văn phòng chỉ được đề cập ở mức độ tổng quát, cơ bản nên tuy được đào tạo nhưng công chức vẫn bất cập về kỹ năng và phương pháp làm việc. Do đó, cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các công chức theo hướng hiện đại, sát với yêu cầu thực tiễn của công tác cấp phường. Ngoài ra phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cụ thể như sau:
+ Xác định chu kỳ sát hạch năng lực thực thi công vụ của công chức các phường (chu kỳ có thể từ 3 đến 5 năm/lần).
+ Xác định số lượng công chức theo ngạch trong từng cơ quan, đơn vị. + Quy định cụ thể các loại văn bằng, chứng chỉ cho các chức danh công chức cấp phường.
+ Xây dựng các quy định nhằm định hướng cho đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và đặc biệt là các kỹ năng thực thi công vụ, tránh tình trạng bằng cấp chỉ để hợp thức hóa tiêu chuẩn chức danh và ngạch bậc.
+ Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay nặng về lý thuyết cơ bản, chưa quan tâm đến kỹ năng tác nghiệp của công chức cấp phường. Ngoài những nội dung chung quy định đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức theo quy định, xuất phát từ những yếu kém của đào tạo trong thời gian qua, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà công chức các phường đang bị hẫng hụt như: kiến thức về quản lý nhà nước, kỹ năng thực hành công vụ nhất là cách xử lý tình huống... Cụ thể như:
hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước.
Hai là, đào tạo văn hóa công sở, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp: bao gồm các hệ thống giá trị, các niềm tin và quan điểm, truyền thống, thói quen, tác phong sinh hoạt và phong cách ứng xử, nội quy, quy chế, tăng cường bồi dưỡng nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp phường nhằm đảm bảo kỷ cương, nghiêm minh trong hoạt động thực thi công vụ. Bám sát với Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về Ban hành Quy tắc ứng xử của Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
Ba là, tổ chức các lớp bồi dưỡng bắt buộc theo từng chuyên đề để cập nhật kịp thời những kiến thức, tri thức mới liên quan đến công việc, nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm của công chức cấp phường.
Bốn là, tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng các kỹ năng làm việc của công chức cấp phường như: Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng ứng dụng tin học vào hoạt động hành chính, kỹ năng tiếp công dân, thực hành kỹ năng làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kỹ năng phối hợp...
Do còn nhiều công chức cấp phường chưa thực sự coi việc đi học tập nâng cao trình độ là một nhu cầu tự thân và một bộ phận Công chức với tâm lý và mục đích lấy tấm bằng để “giữ chỗ” chứ không phải là động lực để phục vụ, đáp ứng công việc và phát triển lâu dài, nhất là đối với các công chức tuổi đã cao... Điều này dẫn đến hệ quả bằng cấp có đầy đủ hơn nhưng chất lượng công việc không được cải thiện và nâng cao hơn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Để trình độ cũng như năng lực thực tế của công chức cấp phường nâng cao hơn và đảm bảo chất lượng hoạt động công vụ thì không có một sự tác động nào thực sự có hiệu quả hơn là tự bản thân mỗi công chức cấp phường phải có ý thức tự học tập, tự trau dồi kiến thức,
rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Như vậy để khuyến khích tinh thần tự học tập nâng cao trình độ của công chức cấp phường, cấp ủy và chính quyền quận và phường cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên đối với đội ngũ công chức trong thực hiện học tập nâng cao trình độ. Ví dụ như có chế độ trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ chi phí đi lại và hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng... Việc đào tào, bồi dưỡng công chức cấp phường cần được các cấp ủy Đảng gắn với quy hoạch, sử dụng, luân chuyển và đánh giá chất lượng công chức hàng năm.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nội dung lý luận về chính sách và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Chương 1; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội ở Chương 2 và căn cứ vào các mục tiêu, định hướng chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức của của Chính phủ, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, định hướng của quận Hoàng Mai về chất lượng đội ngũ công chức quận Hoàng Mai thời gian tới, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đề xuất hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội trong thời gian tới, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nâng cao năng lực đội ngũ công chức trong triển khai các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; Nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; Bổ sung và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; Hiẹ
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
KẾT LUẬN
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Với vai trò rất quan trọng của đội ngũ CBCC, đội ngũ phải tinh thông pháp luật, có khả năng vận dụng tốt pháp luật trong hoạt động công vụ. Muốn vậy cần phải được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện rất mạnh mẽ chủ trương CNH-HĐH, cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC là hết sức quan trọng và cấp thiết. Để làm được điều này, cần quan tâm đúng mức đến thực hiện chính sách đào tạo,bồi dưỡng CBCC và tạo điều kiện để công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai ngày càng đi vào chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp; phát huy cao nhất hiệu quả về kinh tế, chính trị và xã hội. Đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội” đã được lựa chọn nhằm nghiên cứu hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai trong thời gian tới. Thông qua đó góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thông qua các bước thực hiện chính sách; trên cơ sở mục tiêu, định hướng của Nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai trong thời gian tới
Đề tài cũng chỉ ra được một số tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách: năng lực của đội ngũ CBCC tham gia vào quá trình thực hiện chính sách
vẫn còn bộc lộ nhiều những hạn chế nhất định; một số những tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách cũng như các hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách; tài liệu giáo trình phục vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức vẫn bộc lộ nhiều bất cập như: chưa cô đọng, tính chất lý thuyết nhiều; về đội ngũ giảng viên: còn bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng, số lượng và cơ cấu đối với đội ngũ giảng viên; hình thức tổ chức bồi dưỡng, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập... cũng còn nhiều những tồn tại hạn chế.
Có nhiều nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm: năng lực của CBCC tham gia thực hiện chính sách còn nhiều yếu kém, chưa đồng đều; hình thức tổ chức chưa đa dạng; trong nhận thức của một số cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai chưa coi thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; tư duy về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa gắn với phát triển năng lực của cán bộ, công chức, viên chức; công tác đánh giá chất lượng dạy và học chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp, mới dừng lại ở lấy phiếu thăm dò học viên để làm cơ sở đánh giá chất lượng bài giảng.
Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai trong thời gian tới. Các giải pháp chính bao gồm: Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nâng cao năng lực đội ngũ công chức trong triển khai các bước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội;Hoàn thiện công tác quy hoạch công chức cấp phường. Tiếp tục thực hiện luân chuyển công chức về làm tại các phường; Nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; Bổ sung và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội; Hiẹ
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.
Với phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ từ thực tiễn thực hiện chính sách đàotạo, bồi dưỡng công chức các phường quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình với hy vọng công tác tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Khắc Ánh (2012), Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm - những khó khăn và kiến nghị, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 193 (2/2012)
2. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quận Hoàng Mai.
3. Hoàng Chí Bảo, “Văn kiện Đại hội Đảng XI với công tác tổ chức cán bộ”,
Trang thông tin điện tử,
(http://nxbctqg. org.vn/index.php?option=com_content&view =article&id
=2074:vn-kin-i-hi-xi-ca-ng-vi-cong-tac-t-chc-va-can-b&catid=121:a- nsh-quyt-i-hi-xi-ca-ns-vao-cuc-sns&Itemid=605
4. Ngô Thanh Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, NXB Lao động, Hà Nội.
5. Phạm Minh Chính, “Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng”, Trang thông tin điện tử Xây dựng đảng,
(http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-
Kinhnshiem/2016/9491/Quan-diem-va-nhuns-siai-phap-moi-ve-xay-dung-Dang- trong. aspx)
6. Chính phủ (2008), Luật Cán bộ, công chức 2008
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội, ngày 05/3/2010.
9. Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg Phê duyệt đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025, Hà Nội, ngày 25/01/2016. 10. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, Nxb. Thống kê, Hà
11. Hoàng Mạnh Đoàn (2009), “Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ tổ chức”, Xây dựng Đảng, số 11.
12. Nguyễn Trọng Điều (2007), Một số vấn đề cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nước.
13. Lê Thị Vân Hạnh (2009), Trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động trong việc đánh giá các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tạp chí Tổ chức nhà nước, số 2.
14. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyển chọn và
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.
15. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.