2.2.1.1. Những căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan nhà nước đã ban hành rất nhiều những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng công chức phản ánh những nỗ lực của Nhà nước trong việc ban hành nhiều những chính sách công để giải quyết nhiều những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. Dựa trên các quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá thành các văn bản để thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách, được thực hiện theo các văn bản pháp luật chủ yếu sau:
- Hệ thống văn bản chung của Nhà nước về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức:
+ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Một số nội dung chính của Nghị định: quy định nguyên tắc, chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức; nội dung chương trình, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng công chức; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và giảng viên; quyền lợi, trách nhiệm của công chức, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức;
+ Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Nghị định này áp dụng đối với các học viện,
trường, trung tâm thuộc, trực thuộc: Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; các học viện, trường, trung tâm thuộc các cấp quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân viên công an nhân dân và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ, kiến thức quốc phòng, an ninh;
+ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
+ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
+ Quyết định 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
+ Quyết định 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015;
+ Quyết định 13/2006/QĐ-BNV ngày 06/10/2006 của Bộ Nội vụ ban hành quy định về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức;
+ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai
đoạn 2016 - 2025;
- Một số văn bản của Thành phố Hà Nội :
+ Quyết định số 4450/QĐ-UBND ngày 17/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hà Nội;
+ Hướng dẫn số 2085/HD-SNV-BTC ngày 26/8/2016 của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ Thành phố về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội năm 2017 và giai đoạn 2016 - 2020;
- Một số văn bản của Quận ủy, UBND quận Hoàng Mai:
+ Năm 2010 Quận ủy Hoàng Mai xây dựng đề án 13 về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2010-2015”.
+ Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 28/01/2014 quy định về hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức quận Hoàng Mai;
+ Kế hoạch số: 193/KH-UBND ngày 16/10/2014 của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, Đoàn thể, chính quyền năm 2015;
+ Kế hoạch số: 134-KH/QU ngày 03/3/2015 của Quận ủy Hoàng Mai về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, Đoàn thể, chính quyền năm 2015;
+ Kế hoạch số: 216/KH-UBND ngày 03/10/2016 của Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016;
Hoàng Mai về việc đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm 2016 và giai đoạn 2017 - 2020;
2.2.1.2. Hệ thống các cơ quan Nhà nước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay
- Bộ Nội vụ được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thống nhất quản lý về nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau [8]:
+ Trình Chính phủ các đề án về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước;
+ Thống nhất quản lý về nội dung, chương trình, phương thức và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, đào tạo tiền công vụ, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các vùng dân tộc.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn về đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau [8]:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp;
+ Cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền;
+ Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức ở ngoài nước;
đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;
+ Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi thẩm quyền.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau [8]:
+ Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích công chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp;
+ Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao;
+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là những đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây [8]:
+ Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức chức trên cơ sở chương trình do Bộ Nội vụ ban hành theo phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
+ Tham gia thẩm định tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức do đơn vị mình biên soạn cùng với các cơ quan có thẩm quyền;
phạm vi trách nhiệm được giao;
+ Tham gia đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức do đơn vị thực hiện;
+ Cấp bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được giao theo quy định của nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân các quận, huyện có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
+ Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích công chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy chế đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Sở Nội vụ theo dõi, tổng hợp;
+ Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao;
+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.
Như vậy, hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tương đối đầy đủ ở cả các cấp trung ương đến địa phương. Việc thực hiện, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã được phân cấp rõ nét cho các cơ quan từ Trung ương đến địa phương...