Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

* Chính sách về khuyến khích học nghề và đào tạo nghề

Cần phải xây dựng và thực hiện có hệ thống các chính sách khuyến khích tất cả những người đi học nghề, thuộc tất cả các hình thức tập trung, phân tán

hay tự học nghề ở gia đình thợ lành nghề trong phương án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm của mỗi dự án.

Có chính sách để tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho lao động người lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thông qua các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp giúp cho người lao động xác định và lựa chọn được nghề và nơi học phù hợp.

Chính sách giảm, miễn thuế cho dạy nghề của các trung tâm dạy nghề, cơ sở khuyến nông, khuyến ngư và các cơ sở dạy nghề tư nhân có vai trò quan trọng đối với đào tạo, giải quyết việc làm.

Chính sách hỗ trợ trong đào tạo ngành nghề truyền thống để khôi phục và phát triển các làng nghề có giá trị kinh tế và văn hoá ở các vùng nông thôn và đào tạo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn.

Xây dựng chương trình hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, nhằm mở ra cơ hội mới cho thành phố trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển.

* Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.

Để tạo cơ hội việc làm, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất cần thiết phải mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định. Thực tế cho thấy các loại hình kinh tế này có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tốt hơn và có tiềm lực kinh tế để sẵn sàng đầu tư khi cần thiết. DNVVN tạo điều kiện và thúc đẩy khả năng sáng tạo và làm chủ của lao động nông thôn. Trong những năm qua, số lượng các DNVVN ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng lên do Thành phố đã quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng nên đã thu hút các doanh nghiệp về đầu tư ở khu vực này. Các doanh nghiệp thuộc khu vực này đã thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao

đời sống dân cư. Các cơ sở kinh tế tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa giải quyết việc làm cho mình, cho những người thân trong gia đình, làm giàu cho bản thân, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

- Đẩy mạnh phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm

Sự phục hồi và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ngoài vai trò GQVL, bảo đảm thu nhập cho người lao động trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Phát triển làng nghề góp phần làm tăng lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đây là những ngành nghề mang tính xã hội cao, truyền nghề, dạy nghề hướng vào bảo đảm tạo VL ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, mức sống cho một bộ phận lớn dân cư ở nông thôn, đặc biệt là lao động tại khu vực Nhà nước thu hồi đất cho đô thị hoá, công nghiệp hoá.

Phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự lan toả của các làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút được nhiều lao động, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước… và ngược lại, những ngành nghề này lại hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của làng nghề. Đến nay, nhiều làng nghề đã góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc biệt để các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia đào tạo.

Hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước trong việc cung cấp đầu vào cho sản xuất; gắn kết các làng nghề với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm; phối hợp với các Trung tâm xúc tiến thương mại, thương vụ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Kết hợp phát triển du lịch với chấn hưng các làng nghề, ngành nghề truyền thống bằng cách xây dựng các tour du lịch đến các làng nghề, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm truyền thống

Tạo điều kiện thuận lợi để các ngành nghề, chủ cơ sở sản xuất sản phẩm tiếp cận với các ưu đãi về vốn đầu tư, ưu đãi tín dụng đối với mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong một số công đoạn nhất định nhằm giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động…

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình

Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tại ra đời đã tác động đến việc tăng quy mô và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành dịch vụ. Các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, tín dụng, dịch vụ cá nhân… hoạt động sôi nổi, kéo theo sự phát triển nhu cầu đào tạo lao động trong các lĩnh vực này; đồng thời tạo ra việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của một bộ phận lớn dân cư và hộ gia đình ở khu vực lân cận và đặc biệt là giải quyết việc làm cho đối tượng là nông dân bị mất việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, kinh tế hộ gia đình có vị trí hết sức quan trọng, là một mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay việc phát triển kinh tế hộ gia đình là giải pháp tốt để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ, tận dụng được các nguồn lực tại chỗ như: đất đai, tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi, kinh nghiệm quản lý và tận dụng được nguồn lao động dư thừa đặc biệt là lao động nữ.

- Tập trung thực hiện khâu đột phá về phát triển dịch vụ nhất là du lịch: + Thực hiện các giải pháp phát triển nhanh các ngành dịch vụ trên địa bàn để thu hút lao động như: du lịch về với cội nguồn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống...

+ Tập trung chỉ đạo phát triển các dịch vụ mang tính liên ngành có khả năng tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.

+ Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, đa dạng hoá các loại hình, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm thành phố. Khuyến khích phát triển các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân và khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)